Quy định về bồi thường thiệt hại cho công ty khi NLĐ gây thiệt hại

Quy định về bồi thường thiệt hại cho công ty là quy định pháp luật về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của công ty. Qua nghiên cứu vấn đề trên, người lao động có thể biết được mức bồi thường thiệt hại và hướng xử lý khi phương án bồi thường được công ty đưa ra không phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ về vấn đề trên, mời quý khách tham khảo.

Quy định về bồi thường thiệt hại cho công ty khi người lao động gây thiệt hại

Quy định về bồi thường thiệt hại cho công ty khi người lao động gây thiệt hại

Mức bồi thường khi người lao động gây thiệt hại

Căn cứ Điều 129 Bộ luật Lao động 2019, mức bồi thường khi người lao động gây thiệt hại như sau:

  • Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 102 Bộ luật Lao động 2019.

  • Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động, trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm;
  • Trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.

Như vậy, mức bồi thường khi người lao động gây thiệt hại sẽ khác nhau, tùy từng trường hợp từng trường hợp cụ thể. Người lao động có thể căn cứ vào quy định được trình bày ở trên để xác định mức bồi thường thiệt hại đối với trường hợp của mình.

Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại

Căn cứ khoản 2 Điều 130 Bộ luật Lao động 2019, Điều 72 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại khi người lao động gây ra thiệt hại được quy định như sau:

  • Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại là 06 tháng kể từ ngày người lao động có hành vi làm hư hỏng, làm mất dụng cụ, thiết bị hoặc làm mất tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép.
  • Không xử lý bồi thường thiệt hại đối với người lao động đang trong thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019, bao gồm: nghỉ ốm đau, điều dưỡng, nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động; đang bị tạm giữ, tạm giam; đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luật đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 và khoản 2 Bộ luật Lao động 2019; người lao động nữ mang thai, người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
  • Hết thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian trên.

Như vậy, người lao động có hành vi vi phạm phải được xử lý bồi thường thiệt hại trong thời hạn nêu trên. Nếu quá thời hạn này, quyền yêu cầu yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại của người sử dụng lao động sẽ không còn.

Xử lý bồi thường thiệt hại trong thời hiệu quy định

Xử lý bồi thường thiệt hại trong thời hiệu quy định

Thủ tục khiếu nại khi mức bồi thường không phù hợp

Thẩm quyền giải quyết

Căn cứ Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi mức bồi thường do người lao động gây thiệt hại không phù hợp được quy định như sau:

  • Người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu;
  • Chánh thanh tra Sở Lao động – Thương binh và xã hội có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai hoặc trường hợp đã hết thời hạn giải quyết mà khiếu nại không được giải quyết.

Như vậy, người lao động cần gửi hồ sơ khiếu nại đến người lao động để giải quyết khiếu nại quyết định xử lý bồi thường thiệt hại lần đầu. Nếu không được giải quyết hoặc kết quả giải quyết không phù hợp, người lao động có thể gửi đơn khiếu nại lần hai đến Chánh thanh tra Sở Lao động – Thương binh và xã hội để bảo vệ quyền lợi của mình.

Hồ sơ cần chuẩn bị

Căn cứ Điều 6, khoản 1 Điều 10 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người khiếu nại cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như sau:

  • Đơn khiếu nại

Đơn khiếu nại cần đảm bảo có các nội dung sau đây: ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại (nếu có) và yêu cầu giải quyết khiếu nại. Đơn khiếu nại do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.

  • Giấy tờ pháp lý của người khiếu nại: Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân còn hiệu lực pháp luật, Hộ chiếu;
  • Hợp đồng lao động;
  • Quyết định xử lý bồi thường thiệt hại của công ty;
  • Các tài liệu, chứng cứ khác liên quan đến việc khiếu nại quyết định xử lý bồi thường thiệt hại của công ty.

Để bảo vệ quyền lợi của mình, người lao động phải chuẩn bị đủ hồ sơ nêu trên đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

Thủ tục thực hiện

Căn cứ Điều 5, Điều 19, Điều 20 và Điều 23 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, trình tự khiếu nại lần đầu như sau:

Bước 1: Nộp đơn khiếu nại

Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại Quyết định xử lý bồi thường thiệt hại đến người sử dụng lao động.

Bước 2: Thụ lý đơn khiếu nại

  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc phạm vi, thẩm quyền giải quyết của mình, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại và Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính;
  • Trường hợp khiếu nại do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác chuyển đến, ngoài việc thông báo theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 19 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến.

Bước 3: Giải quyết khiếu nại

  • Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu:
  1. Thời hạn giải quyết không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý. Đối với vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài thời hạn giải quyết nhưng không vượt quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
  2. Nếu vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý, đối với vụ việc phức tạp cần nhiều thời gian hơn thì thời hạn giải quyết không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
  • Kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại lần đầu: Người giải quyết khiếu nại lần đầu tự mình hoặc giao cho bộ phận chuyên môn tiến hành kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại. Việc kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại phải bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời.

Bằng thẩm quyền của mình, người giải quyết khiếu nại thực hiện các công việc sau để giải quyết khiếu nại:

  1. Yêu cầu người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và chứng cứ về nội dung khiếu nại;
  2. Yêu cầu người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan giải trình bằng văn bản về nội dung khiếu nại;
  3. Triệu tập người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
  4. Trưng cầu giám định làm căn cứ giải quyết khiếu nại;
  5. Tiến hành biện pháp kiểm tra, xác minh khác theo quy định của pháp luật;
  6. Báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh và chịu trách nhiệm về kết quả xác minh.
  • Tổ chức đối thoại lần đầu: Nếu thấy cần thiết, người giải quyết khiếu nại phải gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại.

Bước 4: Ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu

Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại đến người khiếu nại, Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Bước 5: Nộp đơn khiếu nại lần 2 (nếu có):

  • Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
  • Đơn khiếu nại được gửi đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở.

Bước 6: Thụ lý đơn khiếu nại lần hai (nếu có):

  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, người giải quyết khiếu nại lần hai phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại.
  • Trường hợp đơn khiếu nại lần hai được chuyển từ nơi khác tới, người giải quyết khiếu nại lần hai còn phải thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến.

Bước 7: Giải quyết khiếu nại lần hai (nếu có)

  • Thời hạn giải quyết:
  1. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
  2. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 90 ngày, kể từ ngày thụ lý.
  • Kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại lần hai: Ngoài các nhiệm vụ quyền hạn như giải quyết khiếu nại lần một, người giải quyết khiếu nại còn có quyền yêu cầu người bị khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu và chứng cứ về nội dung khiếu nại; giải trình bằng văn bản về nội dung khiếu nại.
  • Tổ chức đối thoại lần hai: người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại giữa người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Bước 8: Ra quyết định giải quyết khiếu nại lần hai (nếu có)

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần hai phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển khiếu nại đến.
  • Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc lần hai hoặc quá thời hạn giải quyết mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khởi kiện tại Tòa án.

Bước 9: Thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại.

Cơ sở pháp lý: Từ Điều 19 đến Điều 36 Nghị định 24/2018/NĐ-CP.

Luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết các vấn đề bồi thường thiệt hại

Để hỗ trợ khách hàng bảo vệ quyền lợi của mình khi mức bồi thường thiệt hại được công ty đưa ra không phù hợp, Luật L24H cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sau:

  • Tư vấn nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại cho người lao động;
  • Tư vấn tranh chấp liên quan đến bồi thường thiệt hại như: mức bồi thường, hình thức bồi thường, thời hạn bồi thường,…
  • Tư vấn chuyên sâu thủ tục khiếu nại mức bồi thường không phù hợp;
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn từ, chuẩn bị hồ sơ khiếu nại, khởi kiện
  • Nhận đại diện theo ủy quyền để thay mặt khách hàng giải quyết khi mức bồi thường thiệt hại không phù hợp;
  • Cử luật sư tham gia các buổi làm việc giải quyết khiếu nại, tham gia tố tụng tại Tòa án;
  • Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề khác khi mức bồi thường không phù hợp.

Luật sư tư vấn về bồi thường thiệt hại

Luật sư tư vấn về bồi thường thiệt hại

Như vậy, khi gây thiệt hại cho công ty thì người lao động phải bồi thường thiệt hại cho công ty theo nội quy lao động, quy định pháp luật. Trong trường hợp, mức bồi thường không phù hợp, người lao động có quyền khiếu nại đối với quyết định xử lý bồi thường thiệt hại của công ty. Nếu còn thắc mắc về vấn đề trên hoặc cần luật sư lao động tư vấn, quý khách có thể liên hệ đến hotline 1900633716 của Luật L24H để được hỗ trợ.

Scores: 4.9 (38 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,831 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716