Người nước ngoài phạm tội tại việt nam có bị truy cứu hình sự không?

Người nước ngoài phạm tội tại việt nam có bị truy cứu hình sự không? Điều đó tùy thuộc vào tính chất, mức độ nghiêm trọng, hậu quả của hành vi mà người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam sẽ bị các hình thức xử lý khác nhau. Để làm rõ về vấn đề này, Luật L24H xin gửi quý vị thông qua bài viết dưới đây.

người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam

Người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam

Quy định về hành vi phạm tội nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam

Điều 5 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về hiệu lực của Bộ luật Hình sự đối với hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam như sau:

  • Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

  • Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Theo quy định trên, người nước ngoài khi phạm tội trong lãnh thổ Việt Nam sẽ bị xử lý theo 1 trong 2 trường hợp:

  • Trường hợp 1: Người phạm tội không thuộc đối tượng miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự.

Với trường hợp này, người nước ngoài phạm tội sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

  • Trường hợp 2: Người phạm tội thuộc đối tượng hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế.

Với trường hợp này, vấn đề trách nhiệm hình sự của người phạm tội được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế có liên quan. Nếu điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của người phạm tội được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

>>> Xem thêm: Phạm nhân là người nước ngoài có phải học Tiếng Việt không?

Khi nào thì người nước ngoài bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Truy cứu trách nhiệm hình sự người nước ngoài

Truy cứu trách nhiệm hình sự người nước ngoài

Tại Khoản 2 Điều 6 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau: Người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Như vậy, trong trường hợp hành vi phạm tội của người nước ngoài xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì người nước ngoài dù ở ngoài lãnh thổ nước Việt Nam thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự  theo quy định tại bộ luật hình sự của Việt Nam.

Xử lý các trường hợp phạm tội nước ngoài Việt Nam

Không thuộc đối tượng miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự

Người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam nhưng không thuộc trường hợp được miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật Việt Nam

Cspl: Điều 5 Bộ luật hình sự 2015

>>> Xem thêm: Người đang bị người khác tố giác có được xuất cảnh không

Thuộc đối tượng hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam

Quyền miễn trừ ngoại sao hoặc lãnh sự

Quyền miễn trừ ngoại sao hoặc lãnh sự

Cũng tại Điều 5, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định, Bộ luật Hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

Theo đó, người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó.

Trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Trường hợp người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam bị dẫn độ về nước

Theo quy định tại Điều 32 Luật tương trợ tư pháp 2007: Dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó.

Nếu quốc gia của công dân phạm tội có văn bản yêu cầu dẫn độ người nước ngoài về nước để xử lý thì tùy từng tình huống cụ thể, cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam có thể đồng ý hoặc không đồng ý dẫn độ.

Cụ thể, khoản 1 Điều 35 Luật tương trợ tư pháp quy định, cơ quan tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam từ chối dẫn độ nếu yêu cầu dẫn độ thuộc một trong các trường hợp:

  • Người bị yêu cầu dẫn độ là công dân Việt Nam;
  • Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì người bị yêu cầu dẫn độ không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt do đã hết thời hiệu hoặc vì những lý do hợp pháp khác;
  • Người bị yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự đã bị Tòa án của Việt Nam kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ hoặc vụ án đã bị đình chỉ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam;
  • Người bị yêu cầu dẫn độ là người đang cư trú ở Việt Nam vì lý do có khả năng bị truy bức ở nước yêu cầu dẫn độ do có sự phân biệt về chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, dân tộc, thành phần xã hội hoặc quan điểm chính trị;
  • Trường hợp yêu cầu dẫn độ có liên quan đến nhiều tội danh và mỗi tội danh đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước yêu cầu dẫn độ nhưng không đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này.

Ngoài ra, căn cứ khoản 2 Điều 35 Luật tương trợ tư pháp, cơ quan tiến hành tố tụng có thể từ chối dẫn độ nếu người bị yêu cầu dẫn độ đã bị Tòa án Việt Nam  kết tội về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ.

>>>Xem thêm: Người phạm tội đang ở nước ngoài tố giác được không

Tư vấn pháp luật về truy cứu hình sự người nước ngoài

  • Tư vấn pháp luật hình sự
  • Tư vấn về truy cứu trách nhiệm hình sự
  • Tư vấn các quyền miễn trừ ngoại giao
  • Tư vấn các hình phạt pháp luật đối với người nước ngoài
  • Tham gia tranh tụng tại tòa án

Tư vấn pháp luật về truy cứu hình sự người nước ngoài

Tư vấn pháp luật về truy cứu hình sự người nước ngoài

Trên đây là bài viết về truy cứu hình sự đối với người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam. người nước ngoài nếu phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo pháp luật Việt Nam. Nếu như còn thắc mắc các thông tin trên cần luật sư tư vấn luật hình sự hoặc sử dụng dịch vụ luật sư bào chữa của Văn Phòng Luật L24H, hãy gọi đến chúng tôi qua HOTLINE: 1900.633.716 để được luật sư hình sự tư vấn hỗ trợ chi tiết.

Scores: 4.7 (21 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,819 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716