Người bị tạm giữ hình sự được nhận và gửi thư, tài liệu khi nào đã được quy định cụ thể trong pháp luật tố tụng hình sự. Theo đó, nghi phạm muốn gửi thư hay nhận thư từ người thân phải tuân thủ một số thủ tục. Việc nhận, gửi thư không chỉ là quyền lợi của người bị tạm giữ mà còn là trách nhiệm của cơ quan thụ lý nguồn tin tội phạm. Trong nội dung bài viết sau chúng tôi sẽ giải đáp các quy định pháp luật về việc người bị tạm giam có thể nhận và gửi thư, cũng như quyền thăm nuôi đối với họ.
Khi nào người bị tạm giữ được nhận và gửi thư
Khi nào người bị tạm giữ được nhận và gửi thư?
Theo Điều 9 của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015, người bị tạm giữ có quyền được nhận và gửi thư. Quy định này đảm bảo rằng họ có cơ hội duy trì liên lạc với thế giới bên ngoài, thể hiện sự quan tâm đến quyền của người bị tạm giữ với tinh thần của pháp luật.
Tuy nhiên, quyền được nhận và gửi thư của người bị tạm giữ phải phụ thuộc vào cơ quan đang thụ lý vụ án. Vì một trong các mục đích của việc tạm giữ là ngăn chặn hành vi cản trở hoạt động điều tra của người phạm tội. Nên việc người bị tạm giữ có được nhận và gửi thư khi nào phụ thuộc vào sự cho phép của cơ quan thụ lý vụ án, đồng thời bức thư sẽ phải chịu sự kiểm duyệt của cơ quan đang thụ lý vụ án và cơ quan giam giữ.
Như vậy, khi được cơ quan đang thụ lý vụ án cho phép thì người bị tạm giữ sẽ được nhận và gửi thư.
Cơ sở pháp lý: Điều 10 Thông tư 34/2017/TT-BCA quy định về việc tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp người thân; nhận quà, nhận thư, sách, báo, tài liệu ngày 19/09/2017 của Bộ Công an.
>>> Tham khảo về: Thời hạn tạm giam, tạm giữ người trong giai đoạn điều tra bao lâu?
Những trường hợp hạn chế người bị tạm giữ gửi và nhận thư
Người bị tạm giữ phải tuân thủ các quy định kỷ luật, nội quy và chế độ quản lý của cơ sở giam giữ. Khi người tạm giữ có các hành vi vi phạm kỷ luật, nguyên hiểm sẽ bị hạn chế việc nhận và gửi thư. Các hành vi vi phạm này bao gồm:
- Chống phá quyết liệt cơ sở giam giữ
- Tự sát, gây thương tích cho bản thân
- Xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác
Khi có các hành vi trên, thủ trưởng cơ sở giam giữ sẽ đưa ra quyết định hạn chế nhận và gửi thư bằng văn bản. Người bị tạm giữ sẽ được bác bỏ hạn chế nhận và gửi thư khi thủ trưởng thấy được tiến bộ của họ.
Cơ sở pháp lý: Điều 23 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015.
Hạn chế người bị tạm giữ nhận và gửi thư
Có được gặp người thân khi đang bị tạm giữ không?
Khi có người thân đang bị tạm giữ, bạn có thể thăm gặp họ nhưng phải tuân thủ theo thủ tục thăm gặp người bị tạm giữ, chịu sự giám sát của cơ sở giam giữ và các quy định thăm gặp khác.
Điều 118 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về thời gian tạm giữ tối đa của một người là không quá 03 ngày, có thể gia hạn tạm giữ tối đa 02 lần, mỗi lần gia hạn không quá 03 ngày.
Trong thời gian tạm giữ trên, người thân của người bị tạm giữ chỉ có thể gặp thăm nuôi một lần trong thời gian tạm giữ và một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ.
Như vậy, người bị tạm giữ có quyền gặp người thân, số lần gặp tối đa là 03 lần.
Cơ sở pháp lý: Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015.
>>>xem thêm: Thủ tục xin thăm, gặp người bị tạm giam, tạm giữ.
>>>xem thêm: Cần làm gì khi người nhà bị tạm giam, tạm giữ quá thời hạn
Luật sư hỗ trợ thủ tục xin gặp người đang bị tạm giữ
Chúng tôi, với đội ngũ luật sư kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ các bạn trong thủ tục xin gặp người đang bị tạm giữ, đem đến sự hỗ trợ cần thiết khi các bạn có nhu cầu. Dưới đây là công việc mà luật sư có thể hỗ trợ:
- Tư vấn các quy định pháp luật về chế độ thăm gặp người bị tạm giữ: các điều kiện cần đáp ứng, điều cấm khi gặp người bị tạm giữ,…
- Soạn thảo đơn từ xin gặp người bị tạm giữ
- Hỗ trợ tư vấn các loại giấy tờ cần thiết cho thủ tục thăm gặp người bị tạm giữ.
- Luật sư hỗ trợ các vấn đề khác liên quan đến thủ tục thăm gặp người bị tạm giữ.
Luật sư tư vấn, hỗ trợ thủ tục xin gặp người bị tạm giữ
>>> Xem thêm: Mẫu đơn xin thăm gặp phạm nhân, người bị tạm giam, tạm giữ
>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa
Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về quyền nhận và gửi thư của người bị tạm giữ, cũng như các trường hợp có thể bị hạn chế quyền này. Quyền được nhận và gửi thư hay quyền được gặp người thân đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền lợi và nhân quyền của người bị tạm giữ. Nếu bạn cần sự hỗ trợ hoặc có thắc mắc, hãy liên hệ ngay với Luật sư TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ của Luật L24H qua tổng đài tư vấn miễn phí hotline 1900.633.716 để được giúp đỡ và tư vấn chi tiết.