Thời hạn tạm giam là thời hạn do pháp luật quy định được phép tạm giam, tạm giữ bị can, bị cáo để phục vụ cho quá trình điều tra, truy tố hoặc xét xử vụ án. Vậy trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án mà bị can, bị cáo bị tạm giam quá thời hạn thì sẽ xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho Quý bạn đọc các thông tin về quy định của pháp luật về tạm giam, thời hạn tạm giam và hướng giải quyết khi có người nhà bị tạm giam quá thời hạn.
Cần làm gì khi có người nhà bị tạm giam quá thời hạn?
Tạm giam là gì ?
Tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo trong các giai đoạn tố tụng khác nhau để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án. Đây có thể được xem là biện pháp ngăn chặn có tính nghiêm khắc nhất vì người bị tạm giam sẽ bị cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định, bị hạn chế một số quyền con người, quyền công dân như quyền cư trú, đi lại …
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 109 và Khoản 1 Điều 119 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015
Thời hạn tạm giam được quy định như thế nào?
Thời hạn tạm giam để điều tra
Căn cứ theo Điều 173 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định:
Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
Gia hạn thời hạn tạm giam:
- Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:
- Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;
- Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;
- Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;
- Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
Ngoài ra còn các trường hợp khác do Viện trưởng Viện kiểm sát ra quyết định gia hạn thời hạn tạm giam như:
- Trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.
- Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam quy định tại khoản này đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nhưng không quá 01 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Trường hợp đặc biệt đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia mà không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra.
- Trường hợp cần thiết đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng không phải là tội xâm phạm an ninh quốc gia và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nhưng không quá 04 tháng; trường hợp đặc biệt không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra.
>>> Xem thêm: Thủ tục xin bảo lãnh tại ngoại cho bị cáo đang bị tạm giữ hình sự
Thời hạn tạm giam để truy tố, xét xử
Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử sơ thẩm: trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 278 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015
Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử phúc thẩm không được quá 60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu phải; 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án đối với Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 347 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
- Đối với thủ tục rút gọn thì thời hạn tạm giam quy định như sau:
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 459 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015
Thời hạn tạm giam trong giai đoạn điều tra không quá 20 ngày, trong giai đoạn truy tố không quá 05 ngày, trong giai đoạn xét xử sơ thẩm không quá 17 ngày, trong giai đoạn xét xử phúc thẩm không quá 22 ngày.
Thời hạn tạm giam được quy định như thế nào?
Cần làm gì khi người nhà bị tạm giam quá thời hạn?
Khiếu nại
Theo quy định pháp luật thời hạn tạm giam là có giới hạn nên trường hợp nếu cơ quan nhà nước đã áp dụng hết thời hạn tạm giam mà vẫn không xác định được tội phạm hoặc không đủ chứng cứ chứng minh tội phạm thì theo quy định pháp luật phải tiến hành thả người. Hoặc trong trường hợp chưa hết thời hạn tạm giam mà xét thấy không cần thiết tạm giam thì có thể tiến hành trả tự do cho người bị tạm giam.
Do hành vi tạm giam quá thời hạn là vi phạm pháp luật nên người bị xâm phạm về lợi ích có quyền thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cụ thể theo khoản 1 Điều 44 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 quy định Người bị tạm giam và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giam nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 30 ngày kể từ ngày nhận hoặc biết được quyết định, hành vi trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam mà người khiếu nại cho rằng có vi phạm pháp luật.
- Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, đi công tác, học tập ở xa hoặc vì trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
- Thời hiệu lần khiếu nại tiếp theo là 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền.
Tố cáo
Trong trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam và mọi người nhận thấy có hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền nào trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi đó.
Cơ sở pháp lý: Căn cứ theo Khoản 1 Điều 56 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015
>>> Xem thêm: Mẫu đơn xin thăm gặp phạm nhân, người bị tạm giam, tạm giữ
Luật sư tư vấn khi người nhà bị tạm giam quá thời hạn
Tư vấn hướng giải quyết khi người nhà bị tạm giam
- Tư vấn thủ tục khởi tố vụ án hình sự, quy trình điều tra xét xử vụ án hình sự
- Tư vấn pháp lý về tạm giam và thời hạn tạm giam
- Tư vấn về trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam khi bị tạm giữ, tạm giam quá thời hạn
- Tư vấn phương án bảo vệ trong quá trình khiếu nại và tố cáo khi bị tạm giam quá thời hạn
- Soạn thảo đơn từ và giấy tờ liên quan đến khiếu nại, tố cáo quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền
- Bảo vệ quyền và lợi ích khách hàng trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Trong các giai đoạn tố tụng mà người bị tạm giam bị tạm giam quá thời hạn theo quy định pháp luật thì có quyền khiếu nại hoặc tố cáo như nội dung phân tích nêu trên. Nếu Quý bạn đọc còn có thắc mắc về thời gian từ lúc bị bắt đến bao lâu thì được bảo lãnh, thăm gặp, thời hạn tạm giam, tạm giữ trong quá trình điều tra cần được luật sư hình sư tư vấn giải đáp xin vui lòng liên hệ HOTLINE: 1900633716 để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất.