Thủ tục xin gặp người bị tạm giam là một vấn đề được người thân của người bị tạm giam, tạm giữ quan tâm. Trường hợp bị tạm giam thì những ai có thể thăm nuôi phạm nhân, muốn gặp phạm nhân thì cần thực hiện các thủ tục hay Mẫu đơn xin thăm gặp phạm nhân như thế nào được quy định cụ thể trong luật thi hành tạm giam, tạm giữ và pháp luật liên quan. Sau đây, Luật L24H sẽ đề cập vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Thủ tục xin gặp người bị tạm giam
Đối tượng bị tạm giam theo quy định của pháp luật
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 như sau:
Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự, bao gồm bị can; bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ.
Người bị tạm giam được gặp những ai
Theo Khoản 1 Điều 9 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về những người mà người bị tạm giam có thể gặp như sau:
- Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;
- Được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự.
Trong đó thân nhân của người bị tạm giam được quy định tại Khoản 8 Điều 3 Luật này như sau:
Thân nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người có quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng; vợ, chồng; anh chị em ruột hoặc con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; cháu ruột với người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam là ông bà nội, ông bà ngoại.
Người thân thăm gặp phạm nhân
Trường hợp nào thì không được gặp người bị tạm giam
Thủ trưởng cơ sở giam giữ không đồng ý cho thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 như sau:
- Thân nhân không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc cơ quan đang thụ lý vụ án có văn bản đề nghị không cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân do thấy có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vụ án; người bào chữa không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
- Trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ an toàn cơ sở giam giữ hoặc để tổ chức truy bắt người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn;
- Khi có dịch bệnh xảy ra tại khu vực có cơ sở giam giữ;
- Khi cấp cứu người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;
- Khi đang lấy lời khai, hỏi cung hoặc người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang tham gia các hoạt động tố tụng khác;
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam không đồng ý thăm gặp; trường hợp này, người thăm gặp được trực tiếp gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc không đồng ý thăm gặp;
- Người đến thăm gặp cố ý vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ từ hai lần trở lên;
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang bị kỷ luật theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này.
Có được gửi đồ cho người bị tạm giam không?
Theo Khoản 1 và Khoản 2 Thông tư 34/2017/TT-BCA quy định như sau:
- Người bị tạm giữ được nhận quà của thân nhân gửi một lần trong thời gian tạm giữ; một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được nhận quà của thân nhân gửi đến không quá ba lần trong 01 tháng. Định lượng quà là đồ ăn, uống mỗi lần gửi không quá 03 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
- Các loại quà mà thân nhân người bị tạm giữ, người bị tạm giam được gửi gồm: tiền, thuốc chữa bệnh, thuốc bổ, đồ ăn, uống, đồ dùng sinh hoạt và tư trang cá nhân (trừ các đồ vật thuộc danh mục cấm). Trong trường hợp đặc biệt để phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo sức khỏe cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam, thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định tạm dừng việc nhận quà là đồ ăn, uống.
Như vậy, thân nhân được gửi đồ cho người bị tạm giam nhưng phải theo chu kỳ và các loại đồ dùng theo quy định trên.
Mẫu đơn xin thăm, gặp người bị tạm giam, tạm giữ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
………………., ngày….. tháng…năm…….
ĐƠN XIN GẶP PHẠM NHÂN
( Phạm nhân………………………………)
Kính gửi: Giám thị trại giam…………………………
Tên tôi là:………………………………….………….…Sinh ngày…./…./…….
CMND/CCCD/Hộ chiếu số:……………..Cấp ngày.…/…./…….Nơi cấp:CA…………
Nơi ĐKTT: …………………………………………………………………………………………………….
Chỗ ở hiện nay: …………………………………………………………………………………………………….
Đơn vị công tác: ……….….…………………………..Chức vụ: …………………………………………………………………………………………………….
Hôm nay, ngày… tháng…năm……, tôi làm đơn này để xin gặp phạm nhân đang được giam giữ tại trại giam…………………….. là:
Họ và tên: ……………………………….………… Sinh ngày…/…./…….
Nơi ĐKTT: …………………………………………………………………………………………………….
Họ và tên cha:………………………………………….. Năm sinh: …………………………………………………………………………………………………….
Họ và tên mẹ:…………….……..………………….. Năm sinh: …………………………………………………………………………………………………….
Hành vi phạm tội: …………………………………………………………………………………………………….
Bị bắt ngày:…./…../……. Vào nhà tạm giữ/tạm giam ngày……/…./ ……………
Quan hệ với người xin được gặp: …………………………………………………………………………………………………….
Lý do gặp: …………………………………………………………………………………………………….
Kính mong Giám thị trại giam xem xét và cho chúng tôi được thăm phạm nhân. Đi kèm với đơn xin này bao gồm giấy tờ chứng minh quan hệ với phạm nhân.
Tôi xin cam đoan sẽ chấp hành đúng các quy định của pháp luật.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của UBND xã
(Ký, đóng dấu)
|
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
Mẫu đơn xin thăm gặp phạm nhân
>>> Click Tải mẫu đơn xin thăm gặp phạm nhân
Trình tự, Thủ tục xin gặp người bị tạm giam, tạm giữ
Theo khoản 2 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015; khoản 2 Điều 4 Thông tư 34/2017/TT-BCA quy định thủ tục xin gặp người bị tạm giữ, tạm giam như sau:
Bước 1: Thân nhân đến thăm gặp phải xuất trình, một trong các loại giấy tờ tùy thân sau:
- Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân,
- Giấy xác nhận là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân,
- Người dưới 14 tuổi phải có giấy khai sinh;
- Giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
Bước 2: Theo Khoản 1 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015; Khoản 3, 4, 5 Thông tư 34/2017/TT-BCA quy định thời gian thăm người bị tạm giữ, tạm giam, cụ thể:
- Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ, kể cả ngày nghỉ, mỗi lần gặp không quá một giờ.
- Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng, thời gian gặp trong giờ làm việc, mỗi lần gặp không quá một giờ.
- Trường hợp người bị tạm giữ chuyển sang bị tạm giam hoặc người bị tạm giam mà thời gian tạm giam không đủ một tháng trong tháng đó thì vẫn được giải quyết gặp thân nhân một lần.
Bước 3: Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được gặp không quá 03 thân nhân trong mỗi lần gặp; các trường hợp khác do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định.
Bước 4:Ngôn ngữ sử dụng trong thăm gặp là tiếng Việt, trường hợp là người dân tộc ít người hoặc người nước ngoài không biết tiếng Việt thì phải có phiên dịch hoặc cán bộ biết tiếng dân tộc hoặc tiếng nước đó tham gia.
Lưu ý, đối với trường hợp người bị tạm giam là người nước ngoài thì theo khoản 5 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015; Khoản 1 Điều 12 Nghị định 120/2017/NĐ-CP, việc thăm gặp vẫn được thực hiện theo thủ tục, thời gian được nêu ở trên.
>>> Xem thêm về: Thủ Tục Xin Bảo Lãnh Tại Ngoại
Luật sư tư vấn thủ tục xin gặp người bị tạm giam
- Tư vấn các quy định pháp luật về chế độ thăm gặp phạm nhân, người bị tạm giữ, tạm giam (các điều kiện cần đáp ứng, các điều cấm khi thăm gặp phạm nhân,…)
- Soạn thảo đơn từ xin gặp phạm nhân, người bị tạm giữ, tạm giam
- Soạn thảo danh sách hồ sơ kèm theo đơn xin gặp phạm nhân (giấy tờ tùy thân, các giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân cần thiết khác,..)
- Tư vấn, hỗ trợ thực hiện thủ tục xin thăm gặp, thăm nuôi phạm nhân, người bị tạm giữ, tạm giam
- Luật sư hỗ trợ các vấn đề khác liên quan đến thủ tục thăm gặp phạm nhân, người bị tạm giữ, tạm giam, thủ tục tố tụng khác cần làm việc với cơ quan có thẩm quyền (Tòa án, Viện Kiểm sát,…)
>>> Xem thêm: Chế độ chăm sóc y tế cho người bị tạm giữ, tạm giam
Tư vấn thủ tục xin gặp người bị tạm giam
Như vậy, đối với trường hợp quý khách là thân nhân của người bị tạm giam thì cần phải nắm rõ quy trình, thủ tục thăm gặp để có thể cung cấp các đồ dùng cần thiết cũng như có thể nhờ luật sư hỗ trợ một cách kịp thời cho phạm nhân. Bài viết cũng đã phần nào cung cấp được các nội dung về trình tự, thủ tục thăm gặp phạm nhân và mẫu đơn xin thăm gặp phạm nhân. Nếu Quý khách hàng có khó khăn hoặc thắc mắc gì về vấn đề trên, cần luật sư tư vấn luật hình sự tư vấn hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được các luật sư hình sự tư vấn kỹ hơn. Xin cảm ơn.