Mẫu đơn tố cáo về ô nhiễm môi trường

Mẫu đơn tố cáo ô nhiễm môi trường được sử dụng khi có các hành vi bị coi là gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, mạch nước ngầm, đất đai của khu vực xung quanh,… Chủ thể bị xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại tòa án về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, để cơ quan chức năng kịp thời có biện pháp xử lý kịp thời. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 163 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì cá nhân có quyền tố cáo  hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố cáo. Do vậy, đây là hoạt động tố cáo các hành vi sai phạm của cá nhân, tổ chức liên quan đến lĩnh vực môi trường không phải là khiếu nại hành vi hành chính hay quyết định hành chính.

hành vi gây ô nhiễm môi trường

Thế nào là hành vi gây ô nhiễm môi trường

Thế nào là hành vi gây ô nhiễm môi trường

Gây ô nhiễm môi trường được hiểu là hành vi thải vào không khí nguồn nước, đất, các chất gây ô nhiễm môi trường phát tán bức xạ, phóng xạ quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác.

Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên. Có rất nhiều dạng ô nhiễm môi trường trong đô thị hiện nay, có thể kể tên như: ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không gian sống.

Mẫu đơn tố cáo về ô nhiễm môi trường

Mẫu đơn tố cáo về ô nhiễm môi trường là mẫu đơn được lập ra để ghi chép về việc tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường. Đây là văn bản thể hiện ý kiến của một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân về một hành vi cụ thể của cá nhân, tập thể khác, tổ chức đã và đang gây ra những hiện tượng ô nhiễm môi trường có thể quan sát được, cảm nhận được rõ ràng hoặc có thể kiểm tra được bằng các dụng cụ chuyên môn.

>> Tham khảo thêm bài viết: Mẫu đơn khiếu nại hàng xóm gây ô nhiễm môi trường

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——- ***——-

………………., ngày … tháng … năm……

ĐƠN TỐ CÁO

(V/v: Hành vi gây ô nhiễm môi trường)

Kính gửi: ỦY BAN NHÂN DÂN ………………………………………………………………………….

Người tố cáo:……………………………………………………………………………………………………………….

–     Sinh năm: ………………………………………………………………………………………

–     CMND số : ………………….   Ngày cấp: ……… Nơi cấp: …………………………………..

–     Địa chỉ  thường trú: …………………………………………….………………………………

–     Điện thoại liên hệ: ……………………………………….…..…………………………………

Người bị tố cáo:……………………………………………………………………………………………………………

–     Sinh năm (nếu có): ……………………………………………………………………………..

–     CMND (nếu có) số: …………………..Ngày cấp: ……………………….Nơi cấp: …………………..

–     Địa chỉ  làm việc/ cư trú/ trụ sở: ……………………………………………………………….

–     Điện thoại liên hệ: ………………………………………………..…………………………….

NỘI DUNG TỐ CÁO:…………………………………………………………………………………………………..

Tóm tắt vụ việc:……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………

  • Hành vi ô nhiễm xảy ra ở đâu,
  • Bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm từ khi nào,
  • Loại ô nhiễm gì gì (ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, …..),
  • Hành vi này do cá nhân/ tổ chức nào thực hiện,
  • Kéo dài trong bao lâu,……..

Những quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm: (ví dụ làm xáo trộn cuộc sống, ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra bệnh tật cho mình và người thân, không sử dụng được nguồn nước, không canh tác được trên đất của chính mình do bị ảnh hưởng từ việc ô nhiễm,….)

Quá trình tố cáo và việc giải quyết tố cáo: Ghi rõ đã gửi đơn đến cơ quan nào; đã được những cơ quan nào giải quyết và kết quả giải quyết (nếu có);

Căn cứ pháp lý liên quan đến hành vi gây ô nhiễm môi trường: có thể dựa vào một số căn cứ sau để chứng minh hành vi gây ô nhiễm là vi phạm pháp luật:

  • Điều 6 Luật Bảo vệ Môi trường 2020;
  • Kết quả giám định của các cơ quan tổ chức về mức độ ô nhiễm;
  • Khảo sát của người dân khu vực ô nhiễm;
  • Các quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi trường,…..

YÊU CẦU CỦA NGƯỜI TỐ CÁO:………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………

Tôi xin cam đoan những những nội dung trên là đúng sự thật. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật nếu cố tình đưa thông tin sai.

Tài liệu gửi kèm theo đơn:

Bao gồm các quyết định, văn bản trả lời của cơ quan, ảnh, sơ đồ… có giá trị chứng minh cho nội dung tố cáo; phải ghi theo thứ tự thời gian, trung thực, rõ ràng chính xác.

1……………………………………………………………………………………………………………………………..2……………………………………………………………………………………………………………………………..3………………………………………………………………………………………………………………………………….

Người tố cáo

(Ký và ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn viết mẫu đơn khiếu nại về ô nhiễm môi trường

Hướng dẫn viết đơn tố cáo về ô nhiễm môi trường

Hướng dẫn viết đơn tố cáo về ô nhiễm môi trường

Thông tin người tố cáo và người bị tố cáo

Người làm đơn tố cáo ô nhiễm môi trường phải trình bày các nội dung sau:

  • Họ và tên người tố cáo;
  • Năm sinh;
  • Số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/ hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp;
  • Địa chỉ đăng ký thường trú;
  • Địa chỉ liên hệ;
  • Số điện thoại liên lạc.

Nếu có các thông tin về người gây ra hành vi ô nhiễm môi trường, cần đưa ra các nội dung sau về người bị tố cáo:

  • Họ và tên cá nhân, tổ chức gây ô nhiễm môi trường;
  • Địa chỉ làm việc, cư trú, trụ sở (nếu có)
  • Số điện thoại liên lạc.….

Đối tượng bị tố cáo

Thể hiện rõ tố cáo về hành vi gây ô nhiễm môi trường của ai thực hiện, xảy ra ở đâu, trong khoảng thời gian nào.

Yêu cầu tố cáo

Người làm đơn cần đưa ra yêu cầu tố cáo của mình. Những yêu cầu này phải xuất phát từ nội dung như:

  • Đề nghị thẩm tra, xác minh, giám định mức độ ô nhiễm;
  • Buộc cá nhân/ tổ chức gây ra ô nhiễm dừng ngay hành vi của mình;
  • Đòi bồi thường và mức độ bồi thường do việc ô nhiễm đã gây ra, …..

Phần cuối đơn

Cuối cùng là phần cam đoan những nội dung trình bày trong đơn là đúng sự thật và người làm đơn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về nội dung vừa nêu.

Người tố cáo phải ký tên, ghi rõ họ tên (không được sao chụp chữ ký).

Tài liệu kèm theo

  • Cần có các tài liệu cụ thể kèm theo để chứng minh cho hành vi gây ô nhiễm môi trường đã gây ra thiệt hại như thế nào, vi phạm pháp luật ra sao:
  • Văn bản kết luận về mức độ ô nhiễm môi trường do cơ quan có thẩm quyền thực hiện;
  • Các văn bản lấy ý kiến của người dân trong khu vực ô nhiễm;
  • Biên bản ghi lại các cuộc họp giải quyết ô nhiễm của các bên;
  • Hình ảnh, video chụp, quay lại hành vi gây ô nhiễm;
  • Tài liệu chứng minh thiệt hại do ô nhiễm môi trường,…..

Thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại về ô nhiễm môi trường

Tại khoản 2 Điều 163 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định Tổ chức, cá nhân có quyền tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Nếu các bên không tự giải quyết được về vấn đề ô nhiễm môi trường, bạn có thể gửi đơn tố cáo đến UBND cấp xã hoặc UBND cấp huyện, tỉnh để yêu cầu kiểm tra, thanh tra việc gây ô nhiễm môi trường. Ủy ban nhân dân các cấp nơi xảy ra hành vi gây ô nhiễm môi trường có thẩm quyền giải quyết tố cáo về môi trường theo quy định của pháp luật theo quy định tại Điều 168 Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Thủ tục, quy trình tiếp nhận xử lý đơn

quy trình tiếp nhận xử lý đơn tố cáo

Thủ tục, quy trình tiếp nhận xử lý đơn

Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo. Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày theo quy định Điều 30 Luật Tố cáo 2018.

Theo Điều 32 Luật Tố cáo 2018 thì Chánh thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, Chánh thanh tra cấp tỉnh, Chánh thanh tra sở, Chánh thanh tra cấp huyện có trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo, báo cáo kết quả xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp khi được giao. Xem xét việc giải quyết tố cáo mà người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp dưới trực tiếp của cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp xem xét, giải quyết lại.

Tổng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo, báo cáo kết quả xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ khi được giao.

Luật sư tư vấn viết mẫu đơn khiếu nại, tố cáo ô nhiễm môi trường

  • Tư vấn quy định pháp luật về cách thức viết mẫu đơn khiếu nại ô nhiễm môi trường;
  • Tư vấn về hành vi gây ô nhiễm và hướng xử lý;
  • Tư vấn phương thức làm việc cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo;
  • Soạn thảo hồ sơ khởi kiện hành vi gây ô nhiễm môi trường gây thiệt hại cho chủ thể khác;
  • Luật sư bảo vệ người tố cáo/người khởi kiện hành vi gây ô nhiễm môi trường.

Luật sư tư vấn khiếu nại tố cáo

Luật sư tư vấn khiếu nại tố cáo ô nhiễm môi trường

Bài viết trên phần nào đáp ứng được các tìm kiếm của Quý khách hàng về cách viết mẫu đơn khiếu nại ô nhiễm môi trường, trình tự thủ tục và thẩm quyền giải quyết được phân tích cụ thể, luật khiếu nại tố cáo. Nếu Quý bạn đọc có những câu hỏi hay muốn tư vấn viết mẫu đơn hay soạn thảo đơn khiếu nại xin vui lòng xin hệ HOTLINE :1900.633.716 để được phản hồi nhanh nhất. Xin cảm ơn!

Scores: 4.5 (10 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716