Mẫu đơn mời luật sư bào chữa là đơn mời luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc người thân ở giai đoạn tiền tố tụng, chưa khởi tố điều tra hoặc sau khi đã bị khởi tố điều tra vụ án hình sự. Luật sư bào chữa vụ án hình sự có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật. Công việc của luật sư bào chữa là đại diện cho người bị cáo để bảo đảm quyền lợi của khách hàng trong quá trình xét xử.
Mời luật sư bào chữa trong vụ án hình sự
Khi nào cần luật sư bào chữa trong vụ án hình sự?
Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, thời điểm luật sư bào chữa tham gia tố tụng là từ khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can.
Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.
Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.
Như vậy, Luật sư với tư cách là người bào chữa có thể tham gia ngay khi người bị buộc tội bị bắt hoặc bị tạm giữ hoặc khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can.
>>> Tham khảo thêm: Luật sư tham gia bào chữa từ giai đoạn nào
Quy định về mời luật sư bào chữa
Người bào chữa gồm những ai?
Theo quy định tại Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì những người có quyền bào chữa có thể là:
- Luật sư;
- Người đại diện của người bị buộc tội;
- Bào chữa viên nhân dân;
- Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.
Tuy nhiên, nếu thuộc một trong những trường hợp tại Khoản 4 Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì không được là người bào chữa:
- Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó;
- Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc..
Như vậy, Luật sư cũng là một trong những người tham gia vào quá trình tố tụng với tư cách là người bào chữa. Tuy nhiên, Luật sư cũng không được bào chữa nếu thuộc vào một trong những trường hợp theo Khoản 4 Điều 73 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
Quyền của luật sư trong vụ án hình sự
Quyền lợi hợp pháp của luật sư bào chữa
Theo quy định tại Điều 73 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì người bào chữa có quyền:
- Gặp, hỏi người bị buộc tội;
- Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;
- Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;
- Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;
- Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;
- Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;
- Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
- Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
- Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;
- Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra;
- Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
- Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định của Bộ luật này.
Mẫu đơn mời luật sư bào chữa trong vụ án hình sự
Mẫu đơn mời luật sư bào chữa
- Dưới đây là những nội dung mà người viết đơn cần chú ý khi viết đơn mời luật sư bào chữa trong vụ án Hình sự:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
- Tên của đơn
- Kính gửi ai
- Họ và tên thông tin người làm đơn
- Nội dung vụ việc
- Đề nghị luật sư bào chữa
- Địa điểm thời gian làm đơn
- Xác nhận của công ty/ văn phòng luật sư
- Chữ ký của người mời luật sư
>>>>>>>>> Xem thêm:TẢI MẪU ĐƠN MỜI LUẬT SƯ
Thủ tục đăng ký mời luật sư bào chữa
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 46/2019/TT-BCA của Bộ Công an ban hành ngày 10/10/2019, khi người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam có thể thực hiện thủ tục nhờ luật sư bào chữa như sau:
- Khi người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam có nhu cầu nhờ luật sư bào chữa (sau đây gọi là người nhờ bào chữa) thì Điều tra viên hướng dẫn viết giấy yêu cầu luật sư.
- Trong vòng 24 giờ, Cơ quan Điều tra gửi giấy yêu cầu luật sư bào chữa đến luật sư mà bị can nhờ bào chữa trong trường hợp có chỉ đích danh hoặc gửi giấy nhờ người thân / giấy yêu cầu luật sư bào chữa nhưng không chỉ đích danh đến người thân của bị can để người thân bị can nhờ luật sư bào chữa.
Luật sư khi nhận được giấy yêu cầu luật sư bào chữa thì thủ tục đăng ký bào chữa theo quy định tại Điều 78 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015:
- Luật sư tiến hành thủ tục đăng ký bào chữa tại cơ quan điều tra.
- Trong 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ đăng ký bào chữa từ luật sư thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông báo về việc đăng ký bào chữa.
- Theo đó, nếu luật sư đủ điều kiện đăng ký bào chữa sẽ được tham gia các buổi làm việc của Điều tra viên và nắm bắt được thông tin của người nhờ bào chữa cũng như thực hiện các quyền khác của người bào chữa.
Luật sư tham gia vào quá trình tố tụng
>>> Xem thêm: Thủ tục chỉ định người bào chữa trong vụ án hình sự
Tư vấn và hướng dẫn soạn đơn mời luật sư bào chữa
- Luật sư tiếp nhận vụ án và đánh giá ban đầu;
- Tư vấn phương hướng giải quyết vụ việc cho thân chủ;
- Hướng dẫn soạn đơn mời luật sư bào chữa;
- Luật sư đăng ký bào chữa cho thân chủ tại cơ quan có thẩm quyền;
- Luật sư tiếp cận, nghiên cứu vụ án, tìm kiếm chứng cứ để giảm nhẹ hình phạt cho thân chủ;
- Luật sư theo dõi và đồng hành cùng thân chủ đến khi bản án có hiệu lực.
>>> Tham khảo thêm về: Bảng giá, Phí thuê luật sư hình sự
Đơn mời luật sư không chỉ là một tài liệu đơn giản mà nó còn là một cách để thể hiện sự tin tưởng và hy vọng rằng luật sư sẽ đứng về phía bị buộc tội và đảm bảo rằng quyền lợi của họ được bảo vệ trước đó pháp luật. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc có một luật sư vững chắc và có khả năng đưa ra các phương pháp và chiến lược phù hợp nhằm đạt được kết quả tốt nhất trong công việc. Nếu bạn bị liên quan đến một vụ án hình sự và có nhu cầu bảo vệ lợi ích của mình hoặc có thắc mắc nào khác hoặc cần luật sư hình sự tư vấn kỹ hơn hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư bào chữa, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.633.716 để được hỗ trợ kịp thời.
Một số bài viết liên quan luật sư bào chữa có thể bạn đọc quan tâm: