Ký hợp đồng đặt cọc có cần người làm chứng không?

Ký hợp đồng đặt cọc có bắt buộc phải có người làm chứng không như một số hợp đồng đặc thù khác là thắc mắc khá phổ biến của nhiều người. Trong các giao dịch dân sự ví dụ như mua bán hàng hóa, mua đất, thuê nhà…, thông thường bên mua sẽ phải đặt cọc cho bên bán một khoản tiền đã thỏa thuận trong hợp đồng để buộc các bên phải thực hiện đúng nội dung đã kết. Vậy hợp đồng đặt cọc có cần phải công chứng, chứng thực hay cần người làm chứng thì mới được xem là có hiệu lực hay không? Sẽ được Luật L24H giải đáp cụ thể qua nội dung bên dưới.

Quy định về hợp đồng đặt cọc

Quy định về hợp đồng đặt cọc

Hợp đồng đặt cọc là gì?

Theo khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Trong trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền;

  • Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;
  • Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015

Như vậy, hợp đồng đặt cọc là một hợp đồng lập ra để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của các bên và ràng buộc các bên thực hiện một giao dịch dân sự khác có liên quan.

Mẫu hợp đồng đặt cọc chuẩn pháp lý

Giấy đặt cọc theo mẫu chuẩn pháp lý

Giấy đặt cọc theo mẫu chuẩn pháp lý mới nhất

>>>Click Tải: Mẫu hợp đồng đặt cọc mới nhất tại đây

Nội dung và hình thức của hợp đồng đặt cọc

Nội dung hợp đồng

Căn cứ Điều 328 và Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng đặt cọc là một loại hợp đồng cụ thể của hợp đồng dân sự, trong đó các bên thỏa thuận xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ khi đặt cọc.

Đây là hợp đồng dân sự nên bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc có quyền thỏa thuận các nội dung của hợp đồng với điều kiện nội dung đó không trái luật, đạo đức xã hội. Thông thường hợp đồng đặt cọc gồm các nội dung như sau:

  • Đối tượng của hợp đồng;
  • Thời hạn đặt cọc;
  • Giá chuyển nhượng (mặc dù chưa ký hợp đồng chuyển nhượng nhưng các bên thường thỏa thuận giá chuyển nhượng nhà đất để tránh biến động);
  • Mức đặt cọc;
  • Quyền, nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc và bên đặt cọc;
  • Phương thức giải quyết khi các bên có tranh chấp;
  • Cam kết của các bên (cam kết về tình trạng pháp lý của nhà đất như đất có giấy chứng nhận, không thế chấp, còn thời hạn sử dụng,…);
  • Điều khoản thi hành

Hình thức hợp đồng

Hiện nay thì Bộ luật dân sự 2015 không có quy định cụ thể hợp đồng đặt cọc phải được thể hiện dưới hình thức nào.

Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Đất đai năm 2013, Luật Nhà ở năm 2014, Luật Công chứng 2014 và văn bản hướng dẫn thi hành không có điều khoản nào quy định hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực mà chỉ quy định công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Tuy nhiên, để tránh tranh chấp hoặc các rủi ro khác thì các bên nên công chứng hoặc chứng thực. Trên thực tế nhiều trường hợp vì tin tưởng nên chỉ đưa tiền đặt cọc mà không có giấy tờ ghi nhận về việc giao nhận tiền đặt cọc dẫn tới tranh chấp.

>>> Xem thêm: Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự

Các trường hợp chấm dứt hiệu lực pháp lý của hợp đồng đặt cọc

Chấm dứt hợp đồng đặt cọc

Chấm dứt hợp đồng đặt cọc

Theo quy định của pháp luật

Hợp đồng đặt cọc chấm dứt theo quy định tại Điều 422 Bộ luật dân sự năm 2015 thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Hợp đồng đã được hoàn thành;
  • Theo thỏa thuận của các bên;
  • Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
  • Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
  • Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
  • Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
  • Trường hợp khác do luật quy định.

Khi một trong các bên đơn phương chấm dứt

Căn cứ khoản 1 Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015, một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng đặt cọc và không phải bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:

  • Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;
  • Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
  • Trường hợp khác do luật quy định.

Theo đó, nếu trong hợp đồng các bên thỏa thuận việc một trong 02 bên không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng (bên mua không mua nữa) thì bên còn lại có quyền đơn phương hủy bỏ hợp đồng đặt cọc mà không cần phải chịu trách nhiệm bồi thường.

>>> Tham khảo thêm về: Hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào?

Hợp đồng đặt cọc có cần người làm chứng không?

Căn cứ theo Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc đặt cọc và quy định pháp luật dân sự về hợp đồng thì pháp luật không đặt ra yêu cầu hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải có người làm chứng thì mới có hiệu lực pháp luật. Việc nhờ người làm chứng có thể do hai bên tự thỏa thuận với nhau.

Thực tế có rất nhiều trường hợp các bên trong quan hệ dân sự tiến hành đặt cọc mà không lập văn bản. Có thể do quen biết, tin tưởng lẫn nhau nên các bên không lập văn bản về việc đặt cọc mà chỉ thỏa thuận bằng miệng.

Để hạn chế được những tranh chấp phát sinh không đáng có thì hợp đồng đặt cọc nên được lập thành văn bản, có chữ ký đầy đủ của các bên.

Tuy nhiên để đảm bảo và chắc chắn về hợp đồng đặt cọc thì các bên hoàn toàn có thể có người làm chứng và ký tên đầy đủ phần xác nhận của người làm chứng. Nếu đặt cọc không có hợp đồng thì người làm chứng sẽ là căn cứ để chứng minh sự xác thực của giao dịch đặt cọc.

>>> Tham khảo thêm về trường hợp: Giấy đặt cọc không thỏa thuận mức phạt thì đền bù như thế nào?

Luật sư tư vấn về hợp đồng dân sự

Tư vấn về hợp đồng đặt cọc

Tư vấn về hợp đồng đặt cọc

  • Tư vấn nội dung hợp đồng đặt cọc theo quy định pháp luật
  • Tư vấn quyền và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng đặt cọc
  • Hỗ trợ soạn thảo, rà soát lại hợp đồng và tư vấn sửa đổi điều khoản trong hợp đồng
  • Thực hiện công chứng hợp đồng thay cho khách hàng (nếu có yêu cầu);
  • Tư vấn pháp lý các vấn đề liên quan khác trên cơ sở các quy định của pháp luật.

Như vậy, đối với hợp đồng đặt cọc, pháp luật không yêu cầu phải có người làm chứng trong quá trình ký kết. Tuy nhiên để đảm bảo về hợp đồng hoặc tránh xảy ra tranh chấp hợp đồng sau này thì nên có người làm chứng và ký đầy đủ trong xác nhận của người làm chứng. Hy vọng qua bài viết trên, các bạn sẽ có thêm kiến thức pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Hãy liên hệ ngay với Luật L24H qua hotline: 1900.633.716 để được luật sư tư vấn trực tuyến miễn phí. Xin cảm ơn.

Scores: 4.93 (40 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,926 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716