Thủ tục khởi kiện bác sĩ thiếu trách nhiệm gây hại bệnh nhân

Kiện bác sĩ thiếu trách nhiệm gây hại bệnh nhân phát sinh trong trường hợp bệnh nhân bị tổn hại do sự thiếu trách nhiệm “tắc trách” của bác sĩ ảnh hưởng đến sức khỏe tính mạng. Để bảo vệ quyền lợi của mình, bệnh nhân, người thân có thể khiếu nại phòng khám, bệnh viện hoặc khởi kiện bác sĩ yêu cầu bồi thường, truy cứu trách nhiệm hình sự. Bài viết dưới đây của Luật L24H sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cụ thể về vấn đề này.

khởi kiện bác sĩ thiếu trách nhiệm gây hại bệnh nhân

khởi kiện bác sĩ thiếu trách nhiệm gây hại bệnh nhân

Quy định pháp luật về người hành nghề bác sĩ

Căn cứ Điều 18 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định người hành nghề bác sĩ đối với người Việt Nam phải đáp ứng điều kiện sau đây:

Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:

  • Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;
  • Giấy chứng nhận là lương y
  • Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Căn cứ Điều 19 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định hành nghề bác sĩ tại Việt Nam đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài  phải đáp ứng điều kiện sau đây:

  • Có đủ điều kiện quy định tại Điều 18 của Luật này.
  • Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 23 của Luật này.
  • Có lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại xác nhận.
  • Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp theo quy định của pháp luật về lao động.

Như vậy, khi đáp ứng đủ các điều kiện trên mới được thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

Những hành vi cấm đối với người hành nghề bác sĩ

Căn cứ Điều 6 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định 14 hành vi bị cấm đối với người hành nghề bác sĩ bao gồm:

  • Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh
  • Khám bệnh, chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hành nghề, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động.
  • Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động, trừ trường hợp cấp cứu.
  • Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hoạt động.
  • Người hành nghề bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức, trừ bác sĩ đông y, y sỹ đông y, lương y và người có bài thuốc gia truyền.
  • Áp dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật y tế chưa được công nhận, sử dụng thuốc chưa được phép lưu hành trong khám bệnh, chữa bệnh.
  • Quảng cáo không đúng với khả năng, trình độ chuyên môn hoặc quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động; lợi dụng kiến thức y học cổ truyền hoặc kiến thức y khoa khác để quảng cáo gian dối về phương pháp chữa bệnh, thuốc chữa bệnh.
  • Sử dụng hình thức mê tín trong khám bệnh, chữa bệnh.
  • Người hành nghề sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc có nồng độ cồn trong máu, hơi thở khi khám bệnh, chữa bệnh.
  • Vi phạm quyền của người bệnh; không tuân thủ các quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh; lạm dụng nghề nghiệp để xâm phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể người bệnh; tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh.
  • Gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người hành nghề.
  • Ngăn cản người bệnh thuộc diện chữa bệnh bắt buộc vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cố ý thực hiện chữa bệnh bắt buộc đối với người không thuộc diện chữa bệnh bắt buộc.
  • Cán bộ, công chức, viên chức y tế thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành bệnh viện tư nhân hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp và Luật hợp tác xã, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử tham gia quản lý, điều hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phần vốn của Nhà nước.
  • Đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh.

Như vậy, trong quá trình hành nghề bác sĩ phải đảm bảo không vi phạm các điều cấn kể trên. Nếu vi phạm có thể xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Cấm hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh

Cấm hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh

Trách nhiệm pháp lý khi bác sĩ gây hại cho bệnh nhân

Thứ nhất, chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Căn cứ Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015, nếu bác sĩ gây tổn hại đến sức khỏe bệnh nhân phải chịu trách nhiệm bồi thường các khoản sau:

  • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Bên cạnh đó, còn bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất tinh thần.

Ngoài ra, căn cứ Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015, bác sĩ gây thiệt hại về tính mạng thì phải bồi thường các khoản sau:

  • Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
  • Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
  • Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Đồng thời, còn phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất tinh thần

Căn cứ Điều 76 Luật Khám chữa, bệnh 2009, đối với trường hợp gây ra tai biến nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã mua bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bệnh theo hợp đồng bảo hiểm đã ký với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó. Còn nếu chưa mua bảo hiểm theo quy định thì phải tự bồi thường thiệt hại theo quy định.

Thứ hai, Xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ Điều 40 Nghị định 117/2020/NĐ-CP tùy thuộc vào từng hành vi cụ thể mà bác sĩ đã  gây tổn hại bệnh nhân thì mức phạt tiền khác nhau. Mức phạt dao động từ 3000.000 đồng  đến 50.000.000 đồng

Ngoài ra, có thể áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung:

  • Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh
  • Đình chỉ hoạt động một phần hoặc toàn bộ cơ sở

Biện pháp khắc phục: có thể  buộc chi trả toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh

Thứ ba, Truy cứu trách nhiệm hình sự
Bác sĩ gây hại cho bệnh nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể. Có thể kể đến một số tội mà bác có gánh chịu như:

  • Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 139 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017)
  • Tội giết người (Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017)
  • Tội vô ý làm chết người (Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017)
  • Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác (Điều 315 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

Như vậy, bác sĩ mà gây tổn hại cho bệnh nhân thì có thể phải bồi thường thiệt hại, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự

Thủ tục khởi kiện bác sĩ, phòng khám chữa bệnh

Trình tự thực hiện

Khởi kiện bác sĩ, phòng khám chữa bệnh theo các bước sau:

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện

Có thể gửi bằng các phương thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý đơn kiện

Nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. Nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện và ra một trong các quyết định sau:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Bước 3: Thụ lý vụ án

Sau khi xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

  • Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí (trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo).

Bước 4: Chuẩn bị xét xử

Thời hạn chuẩn bị xét xử là 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án

Trong trường hợp vụ án có tính chất phức tạp, hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì được gia hạn nhưng không quá 2 tháng

Bước 5: Mở phiên toà xét xử sơ thẩm

Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

Bước 6: Ra bản án sơ thẩm

Bước 7: Kháng cáo bản án sơ thẩm (nếu có)

Cơ sở pháp lý: Điều 189, 190, 191, 195, 203, 271 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Thẩm quyền giải quyết

  • Khởi kiện bác sĩ thiếu trách nhiệm gây hại bệnh nhân thuộc tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Vậy nên, căn cứ điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 Tòa án nhân dân cấp huyện là Toà án có thẩm quyền giải quyết.
  • Bên cạnh đó, căn cứ điểm a, b  khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc nếu là cá nhân hoặc nơi bị đơn bị đơn có trụ sở nếu là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết
  • Ngoài ra, Các đương sự cũng có thể thỏa thuận Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết

Như vậy, thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án cấp huyện nơi cư trú, làm việc, có trụ sở của bị đơn hoặc nơi cư trú, làm việc, có trụ sở của nguyên đơn nếu có thỏa thuận. Tuy nhiên, nếu tranh chấp mà đương sự ở nước ngoài thuộc Tòa án Nhân dân cấp tỉnh

Hồ sơ khởi kiện

Căn cứ  Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, hồ sơ khởi kiện sẽ bao gồm:

  • Đơn khởi kiện dân sự mẫu 23-DS Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện (như hồ sơ bệnh án, biên lai viện phí,…);
  • Giấy tờ chứng minh nhân thân của người khởi kiện: Sao y Căn cước công dân, Hộ chiếu
  • Các tài liệu khác có liên quan.

Tư vấn khởi kiện bác sĩ thiếu trách nhiệm gây hại bệnh nhân

Các bạn đọc có thể tham khảo các dịch vụ tư vấn khởi kiện sau:

  • Tư vấn điều kiện khởi kiện bác sĩ thiếu trách nhiệm gây hại cho bệnh nhân;
  • Hướng dẫn trình tự, thủ tục khởi kiện;
  • Tư vấn các hồ sơ cần thiết để tiến hành khởi kiện;
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn khởi kiện;
  • Đại diện theo uỷ quyền để bảo vệ quyền lợi hợp pháp tốt nhất (nếu có yêu cầu);
  • Hoàn thiện văn bản khác theo quy định hoặc yêu cầu tiến hành khởi kiện;
  • Tư vấn các vấn đề khác có liên quan: soạn thảo đơn tố cáo, khiếu nại phòng khám, tư vấn quy trình giải quyết khiếu nại,….

Luật sư tư vấn khởi kiện bác sĩ thiếu trách nhiệm gây hại bệnh nhân

Luật sư tư vấn khởi kiện bác sĩ thiếu trách nhiệm gây hại bệnh nhân

Thủ tục khởi kiện bác sĩ thiếu trách nhiệm gây hại bệnh nhân cần được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. Việc nắm rõ những kiến thức pháp luật sẽ bảo vệ quyền lợi một cách tốt nhất. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư hình sự hoặc có vấn đề nào cần luật sư giải đáp các bạn có thể liên hệ Luật L24H qua hotline 1900.633.716 để được để được luật sư tư vấn hỗ trợ kịp thời, trực tuyến miễn phí. Xin cảm ơn.

Scores: 5 (29 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,877 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716