Đất cho ở nhờ lâu có đòi lại được không?

Hiện nay có nhiều người mượn đất để sử dụng, ở nhờ lâu năm, tuy nhiên hết hợp đồng thì không trả lại, chiếm đoạt thửa đất. Nguyên nhân là do người cho mượn đồng ý cho người khác ở nhờ nhưng không lập văn bản từ đầu. Do đó người cho mượn thường thắc mắc về việc đất cho ở nhờ lâu có đòi lại được không? Cần áp dụng các quy định về luật đất đai, để đòi lại đất, người cho ở nhờ bị chiếm đất. Bài viết dưới đây của Luật L24H sẽ giải đáp các khó khăn trong vấn đề đòi lại đất của quý khách.

Đất cho ở nhờ

Đất cho ở nhờ

Rủi ro khi cho mượn đất ở nhờ

  • Bên mượn, ở nhờ không trả lại đất
  • Có thể bị mất đất, quyền sử dụng đất
  • Bên ở nhờ vi phạm các quy định trong hợp đồng
  • Đất cho mượn bị sử dụng sai mục đích
  • Xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn với bên mượn đất

Đất cho ở nhờ có đòi lại được không?

  • Điều 494 Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội quy định về hợp đồng mượn tài sản trong đó bên mượn phải trả lại đất khi hết thời hạn
  • Trả lại đất đúng thời hạn là nghĩa vụ của bên mượn đất được quy định tại Điều 496 Bộ luật dân sự 2015
  • Đòi lại đất sau khi hết thời hạn thỏa thuận cũng là một quyền lợi của bên cho mượn được quy định tại Điều 499 Bộ luật dân sự 2015
  • Nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng thì được đòi lại nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.
  • Đòi lại đất khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ

  • Là một khoảng thời gian mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp
  • Kết thúc thời hạn này mà không khởi kiện thì coi như chủ thể mất quyền yêu cầu
  • Thời hiệu khởi kiện không được áp dụng cho tranh chấp về quyền sử dụng đất dựa theo khoản 3 Điều 155 Bộ luật dân sự năm 2015
  • Có thể khởi kiện đòi lại đất cho ở nhờ theo quy định của Luật đất đai vào mọi thời điểm mà không phải lo lắng về việc mất quyền yêu cầu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ

Thẩm quyền giải quyết đòi lại đất cho ở nhờ

Giải quyết tranh chấp tại UBND

  • Khi tranh chấp đất cho ở nhờ mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải
  • Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết
  • Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết
  • UBND chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai năm 2013.

Căn cứ pháp lý: Điều 203 Luật đất đai 2013

Giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân

  • Khoản 9 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định Toà án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp đất đai
  • Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 xác định rằng Tòa án nơi có đất thì có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó
  • Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định rằng đối với tranh chấp đất đai đã có giấy chứng nhận hoặc có giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai năm 2013 và cả đất tranh chấp không có các loại giấy tờ đó thì đều được Toà án giải quyết

>>> Tham khảo thêm về: Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

Toà án nhân dân có thẩm quyền

Toà án nhân dân

Thủ tục đòi lại đất cho ở nhờ

Hoà giải tranh chấp tại địa phương

  • Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
  • Tranh chấp không hòa giải được thì các bên gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
  • UBND xã có trách nhiệm thẩm tra, xác minh nguyên nhân phát sinh tranh chấp sau khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai
  • UBND phải thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất.
  • Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải
  • UBND tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt.
  • Kết quả của hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản
  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành, các bên có ý kiến khác với nội dung đã thống nhất, thì Chủ UBND cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ.
  • Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu

Dựa theo Điều 202 Luật Đất đai năm 2013, Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và  khoản 57 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP.

Hoà giải tại địa phương

Hoà giải tại địa phương

Giải quyết tranh chấp tại UBND

Chuẩn bị Hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ gồm có:

  • Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Bản sao giấy tờ nhân thân của các bên.
  • Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
  • Biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan
  • Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính quan đến diện tích đất tranh chấp

Nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì không quá 03 ngày, cơ quan tiếp nhận phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung.

Sau khi nhận được hồ sơ, Chủ tịch UBND phân công trách nhiệm cho cơ quan tham mưu giải quyết.

  • Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp.
  • Cơ quan tham mưu hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND cùng cấp, ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.

Thời hiệu giải quyết tranh không quá 30 ngày nhận được hồ sơ.

Chủ tịch UBND ban hành quyết định giải quyết tranh chấp.

UBND gửi quyết định cho các bên tranh chấp, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

 Khởi kiện lên tòa án

Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu chứng cứ để khởi kiện.

  • Đơn khởi kiện.
  • Biên bản hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất.
  • Bản sao giấy tờ nhân thân của người khởi kiện, người bị kiện.
  • Giấy tờ chứng minh tranh chấp đất đai

Nộp hồ sơ khởi trực tiếp tại Tòa án hoặc nộp thông qua đường bưu điện.

Trong thời hạn 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ Tòa án sẽ ra các quyết định theo khoản 3 Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án dân sự.

Tòa án thông báo thụ lý vụ án, lúc này Tòa án mới bắt đầu quá trình giải quyết tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ.

Tiến hành xác minh, thu thập tài liệu cần thiết cho quá trình giải quyết tranh chấp đất đai, nếu Tòa án xét thấy tài liệu chứng cứ chưa đầy đủ thì sẽ ra thông báo thu thập tài liệu chứng cứ.

Lấy ý kiến lời khai của các bên tranh chấp và những người liên quan.

Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Đảm bảo việc xử được công bằng, khách quan, nhanh chóng.

Mở phiên Tòa xét xử vụ án đòi lại đất cho ở nhờ.

Tòa án sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng sau khi tiến hành các hoạt động tố tụng

Luật sư giải quyết tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ

Tư vấn pháp luật

  • Tư vấn về thủ tục đòi lại đất cho ở nhờ
  • Tư vấn về trình tự, thủ tục nộp đơn lên UBND và Toà án
  • Tư vấn các quy định của nhà nước về đòi lại đất cho ở nhờ
  • Tư vấn các quy định liên quan đến đòi lại đất cho ở nhờ
  • Tư vấn các loại giấy tờ cần thiết trong đơn khởi kiện đòi lại đất
  • Tư vấn nơi tiếp nhận hồ sơ khởi kiện đòi lại đất cho ở nhờ
  • Tư vấn viết đơn khiếu nại lên Toà án sau khi có kết quả sơ thẩm

>>> Tham khảo thêm về: Tư vấn tranh chấp đất đai

Đại diện uỷ quyền giải quyết tranh chấp

  • Đại diện theo ủy quyền tham gia hòa giải tại UBND cấp xã;
  • Đại diện theo ủy quyền tham gia giải quyết đòi lại đất ở nhờ tại Tòa án;
  • Thực hiện việc thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến đất cho ở nhờ
  • Đặt câu hỏi, đối chất với đương sự khác hoặc với người làm chứng.
  • Tham gia tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng;
  • Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án

Luật sư bảo vệ tranh tụng tại tòa

  • Tham gia hỗ trợ khách hàng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình khởi kiện đòi lại đất cho ở nhờ
  • Thu thập tài liệu, chứng cứ và cung cấp cho Tòa án
  • Nghiên cứu hồ sơ vụ án, ghi chép những tài liệu cần thiết
  • Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác nhằm đảm bảo việc giải quyết vụ án được khách quan
  • Giúp thân chủ về mặt pháp lý liên quan đến việc đòi lại đất cho ở nhờ
  • Thay mặt thân chủ nhận giấy tờ, văn bản tố tụng mà Tòa án thông báo;
  • Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án;
  • Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng;
  • Đưa ra câu hỏi, đối chất với người làm chứng;
  • Đề nghị Tòa án tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai
  • Đề nghị Tòa án quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

>>> Tham khảo thêm về: Giá thuê luật sư giải quyết tranh chấp đất đai

Việc cho mượn nhà đất nhưng không thực hiện các thủ tục cần thiết rất dễ đem lại rủi ro cho người sở hữu đất. Người mượn đất có thể không trả, chiếm đoạt đất dẫn đến việc tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ. Thời hiệu khởi kiện, toà án giải quyết, thủ tục đòi lại đất đai … đều đã được Luật L24H cung cấp qua bài viết để  hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn. Để được hỗ trợ tư vấn luật đất đai xin quý khách có thể gọi về tổng đài 1900633716 của Luật L24H

Scores: 4.6 (39 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,791 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716