Chuyển nhượng, sang tên phần đất thờ cúng được không là câu hỏi được đặt ra liên quan đến việc chuyển nhượng đất đai. Hiện nay, không phải ai cũng nắm rõ quy định về quyền được chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản thờ cúng. Do đó, bài viết sau đây Luật L24H sẽ cung cấp cho quý khách những quy định liên quan đến việc chuyển nhượng, sang tên đất thờ cúng.
Chuyển nhượng, sang tên phần đất thờ cúng
Đất thờ cúng có được chuyển nhượng, sang tên không?
Theo Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 (sau đây gọi là BLDS 2015), di sản dùng vào việc thờ cúng được xử lý theo nguyên tắc như sau:
- Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
- Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.
Từ quy định trên, đất thờ cúng có thể được chuyển nhượng hoặc không được chuyển nhượng thực hiện như sau:
- Trường hợp 1: Đối với trường hợp có di chúc để lại và người lập di chúc thể hiện ý chí muốn dùng đất để thờ cúng thì không được chuyển nhượng đất thờ cúng và người quản lý đất thờ cúng chỉ là người đứng ra quản lý nhằm đảm bảo thực hiện đúng mục đích của di sản là dùng vào việc thờ cúng.
- Trường hợp 2: Đối với trường hợp có di chúc và người lập di chúc không thể hiện ý chí muốn dùng đất để thờ cúng hoặc trong trường hợp di chúc vô hiệu hoặc không có di chúc hoặc toàn bộ di sản của người chết để lại không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng đồng nghĩa việc được phép chuyển nhượng đất thờ cúng.
Như vậy, tùy vào từng trường hợp khác nhau mà đất hương hỏa có thể được chuyển nhượng cho chủ thể khác theo quy định pháp luật.
Điều kiện chuyển nhượng, sang tên đất thờ cúng
Như nội dung trình bày trên, nếu thuộc trường hợp được chuyển nhượng đất thờ cúng thì căn cứ theo quy định tại Điều 188 của Luật Đất đai năm 2013 (sau đây gọi là LĐĐ 2013) thì việc chuyển nhượng, sang tên đất thờ cúng phải thoả mãn những điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Ngoài ra, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của LĐĐ 2013.
Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào Sổ địa chính.
Trình tự, thủ tục chuyển nhượng đất thờ cúng
Hồ sơ đăng ký
Người chuyển nhượng đất thờ cúng cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm có
- Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Hợp đồng, văn bản về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thờ cúng được công chứng, chứng thực hợp pháp;
- Chứng minh nhân dân/căn cước công dân hai bên bán và bên mua;
- Giấy tờ chứng minh tài sản chung/riêng như Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân;
- Đơn đăng ký biến động đất đai theo Mẫu số 09/ĐK được ban hành kèm Thông tư 24/2014/TT-BTNMT;
- Di chúc của người để lại di sản thừa kế hoặc văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc các giấy tờ pháp lý khác liên quan chứng minh quyền chuyển nhượng di sản thừa kế là đất thờ cúng;
- Tờ khai lệ phí trước bạ;
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân;
- Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;
- Tờ khai đăng ký thuế;
- Sơ đồ vị trí nhà đất.
(Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP)
Mẫu đơn đăng ký biến động đất đai
Thủ tục chuyển nhượng đất thờ cúng
Để hoàn tất việc sang tên, các bên phải trải qua các giai đoạn sau:
Bước 1: Công chứng Hợp đồng chuyển nhượng đất thờ cúng
Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
- Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
- Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
Bước 2: Kê khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ và các khoản thu liên quan đến đất thờ cúng
Hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân gồm các giấy tờ sau:
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 03/BĐS-TNCN được ban hành kèm Nghị định 126/2020/NĐ-CP;
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân/căn cước công dân phù hợp với thông tin đã khai trên tờ khai thuế;
- Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thờ cúng và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm với Bản sao đó;
- Hợp đồng chuyển nhượng đất thờ cúng;
- Tài liệu xác định đối tượng được miễn thuế thu nhập cá nhân, đối tượng không phải nộp thuế thu nhập cá nhân, đối tượng tạm thời chưa phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Bộ Tài chính.
Hồ sơ khai lệ phí trước bạ khi chuyển nhượng đất như sau:
- Tờ khai lệ phí trước bạ theo mẫu số 01/LPTB được ban hành kèm Nghị định 126/2020/NĐ-CP;
- Bản sao các giấy tờ chứng minh tài sản (hoặc chủ tài sản) thuộc diện miễn lệ phí trước bạ (nếu có), trừ trường hợp nộp bản chính theo quy định của Bộ Tài chính;
- Bản sao giấy tờ chứng minh đất có nguồn gốc hợp pháp theo quy định của pháp luật (thường là Sổ đỏ, Sổ hồng);
- Bản sao giấy tờ hợp pháp theo quy định của pháp luật về việc chuyển giao quyền sử dụng đất thờ cúng.
Hồ sơ khai thuế và các khoản thu liên quan đến đất đai:
- Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo mẫu số 04/TK-SDDPNN được ban hành kèm Nghị định 126/2020/NĐ-CP;
- Bản sao các giấy tờ liên quan đến thửa đất chịu thuế;
- Bản sao các giấy tờ chứng minh thuộc diện được miễn, giảm thuế (nếu có).
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất
- Trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất.
Bước 4: Cơ quan thẩm quyền tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và giải quyết yêu cầu chuyển nhượng bằng quyền sử dụng đất.
- Nếu đủ điều kiện thì gửi cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính. Sau đó, Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận đăng ký biến động vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất;
- Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Bước 5: Thực hiện nghĩa vụ tài chính
Sau khi có thông báo của cơ quan thuế, cơ quan quản lý đất đai sẽ gửi thông báo nộp thuế để chủ sử dụng đất đi nộp nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế.
Bước 6: Trả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được đăng ký biến động.
- Sau khi đã nộp thuế, chủ sử dụng đất nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạ cho cơ quan quản lý đất đai để nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Cơ quan thẩm quyền trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Trường hợp, nếu mục đích sử dụng đất khác với mục đích sử dụng đất khi nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ người đang sử dụng đất thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau đó làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.
(Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 40 và khoản 2 Điều 43 Luật Công chứng 2014; Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 50 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP; Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP).
Luật sư tư vấn chuyển nhượng, sang tên đất thờ cúng
Luật L24H hỗ trợ khách hàng giải quyết những vấn đề pháp lý liên quan việc chuyển nhượng, sang tên đất thờ cúng thông qua một số công việc cụ thể sau:
- Tư vấn các vấn đề pháp lý về đất thờ cúng;
- Đại diện nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ quan có thẩm quyền;
- Soạn hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nộp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai có thẩm quyền;
- Tư vấn các quy định về chuyển nhượng quyền sử dụng đất thờ cúng
- Tư vấn thủ tục khai thuế thuế, lệ phí môn bài và các khoản thu liên quan đến đất thờ cúng;
- Tư vấn về thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Tư vấn, hỗ trợ những vấn đề pháp lý khác có liên quan.
Tư vấn chuyển nhượng, sang tên đất thờ cúng
Bài viết trên đã chỉ rõ đất thờ cúng có thể được chuyển nhượng, sang tên trong một số trường hợp nhất định. Nếu quý khách có thắc mắc hay khó khăn cần luật sư tư vấn về chuyển nhượng, sang tên đất thờ cúng thì liên hệ Luật sư nhà đất của Luật L24H qua Hotline 1900.633.716 để được luật sư hỗ trợ tư vấn trực tuyến miễn phí.
Tham khảo thêm một số bài viết liên quan khác về có thể bạn quan tâm: