Có được chuyển nhượng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh là một trong những điều kiện để được kinh doanh dịch vụ đặt cược. Vậy chuyển nhượng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược có được không, đây có phải hành vi bị cấm không? Bài viết dưới đây Luật L24H sẽ cung cấp đến Quý bạn đọc những thông tin liên quan đến việc chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong đặt cược.

Chuyển nhượng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược

Chuyển nhượng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược là gì?

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược là các điều kiện liên quan đến cơ sở vật chất hoặc con người của cơ sở đó. Khi chủ thể kinh doanh đã đáp ứng được những điều kiện đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp cho họ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chủ thể kinh doanh mới được phép kinh doanh lĩnh vực đặt cược.

Đối tượng được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược

Là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, khi kinh doanh đặt cược cá nhân, tổ chức kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện tương ứng để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 06/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2017 do Chính phủ ban hành về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế:

Những đối tượng đáp ứng được những điều kiện sau sẽ được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó :

  • Đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng trường đua ngựa, đua chó theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư;
  • Đã trang bị đầy đủ hệ thống công nghệ, thiết bị kỹ thuật, phần mềm kinh doanh để tổ chức hoạt động đua ngựa, đua chó và kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó theo quy định tại Nghị định này;
  • Có phương án kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó khả thi, phương thức phân phối vé đặt cược, địa bàn phát hành vé đặt cược phù hợp quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật.

Đối tượng nào được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược 

Đối tượng nào được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược

Có được chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược không?

Kinh doanh đặt cược là hoạt động kinh doanh có điều kiện, không khuyến khích phát triển, chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Theo đó, những hành vi bị nghiêm cấm trong kinh doanh đặt cược được quy định tại Điều 4 Nghị định 06/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2017  như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong kinh doanh đặt cược

“1. …

  1. Cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược.

  1. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 06/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2017 nêu trên thì chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược là hành vi bị cấm. Cá nhân, tổ chức kinh doanh đặt cược không được phép chuyển nhượng Giấy chứng nhận của mình cho cá nhân, tổ chức khác.

Chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược được không

Chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược được không?

Xử lý đối hành vi chuyển nhượng giấy chứng đủ điều kiện kinh doanh đặt cược

Tại khoản 2, khoản 4, điểm b khoản 5 Điều 9 Nghị định 137/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 có quy định về xử lý hành vi chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược như sau:

  • Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược.
  • Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 137/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021.

  • Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 9 Nghị định 137/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021.

Như vậy, hành vi chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược sẽ đối diện với mức phạt từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng.

Ngoài ra, doanh nghiệp kinh doanh đặt cược có hành vi chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận từ 06 tháng đến 01 năm và buộc nộp lại số tiền do chuyển nhượng mà có.

Luật sư tư vấn về kinh doanh đặt cược

  • Tư vấn các quy định pháp luật về kinh doanh đặt cược
  • Tư vấn về điều kiện kinh doanh đặt cược
  • Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ để mở doanh nghiệp kinh doanh đặt cược
  • Giải đáp các thắc mắc liên quan khác

Khi kinh doanh đặt cược cần tuân thủ các quy định của pháp luật. Bài viết trên Luật L24H đã cung cấp đến Quý bạn đọc những thông tin về điều kiện kinh doanh và mức xử phạt khi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh đặt cược. Nếu Quý bạn đọc còn có thắc mắc cần được luật sư tư vấn giải đáp xin vui lòng liên hệ HOTLINE: 1900.633.716 để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất.

Scores: 4.38 (21 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716