Chi phí làm giấy phép phòng cháy chữa cháy

Chi phí làm giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy là lệ phí mà cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phải chi trả khi làm hồ sơ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Đối với một số ngành nghề nhất định bắt buộc phải có giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp sản xuất, kinh doanh đều phải xin giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy. Theo quy định thì những đối tượng thuộc Nghị định 136/2020/NĐ-CP bắt buộc phải xin giấy chứng nhận PCCC.

Cách tính chi phí làm giấy phép phòng cháy chữa cháy

Cách tính chi phí làm giấy phép phòng cháy chữa cháy

Đối tượng nào phải làm giấy phép phòng cháy chữa cháy.

Theo khoản 3 điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì đối tượng thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy là:

  • Đồ án quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch;
  • Dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;
  • Phương tiện giao thông đường sắt, phương tiện đường thủy có chiều dài từ 20m trở lên vận chuyển hành khách, vận chuyển xăng, dầu, chất lỏng dễ cháy, khí cháy, vật liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm về cháy, nổ khi chế tạo mới hoặc hoán cải ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.

Đồng thời theo Điều 4 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định về Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy:

  • Cơ sở là nơi sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng, trụ sở làm việc, khu chung cư và công trình độc lập khác theo danh mục do Chính phủ quy định. Được xác định là cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy. Cơ quan, tổ chức có thể có một hoặc nhiều cơ sở; trong phạm vi một cơ sở có thể có nhiều cơ quan, tổ chức cùng hoạt động.
  • Danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Ngoài ra theo điểm c, e khoản 1 Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

  • Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  • Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự.

Mặt khác, cũng theo điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây “Các điều kiện quy định tại các điểm a, c và điểm d khoản 1 Điều này; trường hợp cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V Nghị định này phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy”

Trên đây là các quy định về đối tượng phải làm giấy phép phòng cháy chữa cháy cũng như các cơ sở cần phải thực hiện hoàn tất hồ sơ để quản lý phòng cháy chữa cháy theo luật định.

Đối tượng phải làm giấy phép PCCC

Đối tượng phải làm giấy phép PCCC

Chi phí làm giấy phép phòng cháy chữa cháy hiện nay

Mức thu phí cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy.

Theo Điều 5 Thông tư 258/2016/TT-BTC phí thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy, được sửa đổi một số điều tại thông tư 52/2019/TT-BTC quy định lệ phí làm giấy phép phòng cháy chữa cháy.

  • Mức thu phí thẩm duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy (sau đây gọi là mức thu phí thẩm duyệt) đối với dự án xác định theo công thức sau:
Mức thu phí thẩm duyệt = Tổng mức đầu tư dự án được phê duyệt x Tỷ lệ tính phí

Tổng mức đầu tư dự án được xác định theo theo quy định tại Nghị định số 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) trừ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư, chi phí sử dụng đất (tính toán trước thuế).

Tỷ lệ tính phí được quy định tại các Biểu mức thu phí I, II kèm theo Thông tư này.

  • Trường hợp dự án có tổng mức đầu tư nằm giữa các khoảng giá trị tổng mức đầu tư của dự án ghi trong Biểu mức thu phí I, II kèm theo Thông tư này thì tỷ lệ tính phí được tính theo công thức sau:

 

Nit = Nib – {

Nib – Nia x (Git – Gib)}
Gia – Gib

Trong đó:

– Nit là tỷ lệ tính phí của dự án thứ i theo quy mô giá trị cần tính (Đơn vị tính: %).

– Git là giá trị tổng mức đầu tư của dự án thứ i cần tính phí thẩm duyệt (Đơn vị tính: Tỷ đồng).

– Gia là giá trị tổng mức đầu tư cận trên giá trị tổng mức đầu tư của dự án cần tính phí thẩm duyệt (Đơn vị tính: Tỷ đồng).

– Gib là giá trị tổng mức đầu tư cận dưới giá trị tổng mức đầu tư của dự án cần tính phí thẩm duyệt (Đơn vị tính: Tỷ đồng).

– Nia là tỷ lệ tính phí của dự án thứ i tương ứng Gia (Đơn vị tính: %).

– Nib là tỷ lệ tính phí của dự án thứ i tương ứng Gib (Đơn vị tính: %).

  • Mức thu phí thẩm duyệt phải nộp đối với một dự án được xác định theo hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, mức tối thiểu là 500.000 đồng/dự án và tối đa là 150.000.000 đồng/dự án.
  • Mức thu phí thẩm duyệt đối với dự án đầu tư xây dựng thiết kế cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng công trình, hạng mục công trình; hoán cải phương tiện giao thông cơ giới; xây dựng mới hạng mục công trình được xác định theo giá trị tổng mức đầu tư cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng công trình, hạng mục công trình; hoán cải phương tiện giao thông cơ giới; thiết kế xây dựng mới hạng mục công trình.

Biểu mức tỷ lệ tính phí thẩm định.

– Đối với dự án, công trình

STT         Tổng mức đầu tư (tỷ đồng)

Tỷ lệ tính phí (%)

Đến 15 100 500 1000 5000 Từ 10000 trở lên
1 Dự án, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình giao thông 0.00671 0.00363 0.00202 0.00135 0.00075 0.0005
2 Dự án, công trình dầu khí, năng lượng, hóa chất 0.01328 0.00718 0.00399 0.00266 0.00148 0.00099
3 Dự án, công trình dân dụng, công nghiệp khác 0.00967 0.00523 0.00291 0.00194 0.00108 0.00072
4 Dự án, công trình khác 0.00888 0.0048 0.00267 0.00178 0.00099 0.00066

Ghi chú: Danh mục dự án, công trình thuộc Mục 1, 2, 3 Biểu mức này xác định theo quy định tại Phụ lục 1 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 5 năm 2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Trường hợp dự án, công trình không thuộc danh mục quy định tại Nghị định nêu trên thì được xác định theo Mục 4 Biểu mức này.

– Đối với phương tiện giao thông cơ giới

STT         Tổng mức đầu tư (tỷ đồng)

Tỷ lệ tính phí (%)

Đến 05 50 100 500 Từ 1000 trở lên
1 Tàu hỏa 0.01214 0.00639 0.00426 0.00237 0.00158
2 Tàu thủy 0.0243 0.01279 0.00853 0.00474 0.00316

Không có giấy phép phòng cháy chữa cháy bị xử phạt như thế nào?

Hiện nay, khi không có giấy phép phòng cháy chữa cháy hoặc đáp ứng điều kiện cần có để quản lý phòng cháy chữa cháy tại cơ sở có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể như sau:

Căn cứ theo Điều 30 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về Vi phạm quy định về kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như sau:

  • Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Không xuất trình hồ sơ, tài liệu phục vụ kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quyết định tạm đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quyết định đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

Đồng thời tại Điều 31 Nghị định  144/2021/NĐ-CP có quy định về Vi phạm quy định về hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

  • Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  1. a) Không đủ tài liệu trong hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;
  2. b) Không cập nhật, bổ sung hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Ngoài ra, đối tượng phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy còn bao gồm các công trình xây dựng, dự án xây dựng đã nêu ở trên do đó mà theo khoản 4, 5 Điều 38 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định:

  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đưa hạng mục công trình, công trình, phương tiện giao thông cơ giới vào sử dụng, hoạt động khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đưa hạng mục công trình, công trình, phương tiện giao thông cơ giới vào sử dụng, hoạt động khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.

 Kiêm tra xử phạt vi phạm khi không có giấy phép PCCC

 Kiêm tra xử phạt vi phạm khi không có giấy phép PCCC

Luật sư tư vấn thủ tục làm giấy phép phòng cháy chữa cháy

  • Hỗ trợ làm hồ sơ xin giấy phép PCCC.
  • Hỗ trợ xem xét có cần phải xin giấy phép PCCC không.
  • Hỗ trợ về thủ tục xin giấy phép PCCC.
  • Hỗ trợ khảo sát sơ bộ về cơ sở vật chất, tính pháp lý của các giấy tờ mà khách hàng hiện có.
  • Soạn thảo văn bản, đơn từ liên quan đến việc xin cấp Giấy PCCC
  • Xây dựng và hoàn thiện hồ sơ quản lý phòng cháy chữa cháy tại cơ sở cho khách hàng.
  • Đại diện khách hàng nộp Hồ sơ tại cơ quan thẩm định hoặc làm việc các vấn đề khác liên quan.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà chi phí có thể khác nhau. Nếu Quý độc giả muốn tìm hiểu thêm hoặc sử dụng các dịch vụ liên quan vui lòng liên hệ quan về thủ tục xin cấp giấy chứng nhận PCCC, chi phí làm giấy phép.. vui lòng gọi về số hotline 1900.633.716 để được Luật sư tư vấn giải đáp. Xin chân thành cảm ơn.

Scores: 4.8 (31 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,919 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716