Hướng dẫn làm giấy khai sinh cho con khi mẹ chưa đủ tuổi kết hôn

Làm giấy khai sinh cho con khi mẹ chưa đủ tuổi kết hôn là việc khai sinh cho con khi cha mẹ chưa đăng ký kết hôn. Việc khai sinh cho con là trách nhiệm của người làm cha, mẹ. Tuy nhiên, trong trường hợp chưa đăng ký kết hôn thì phải làm giấy khai sinh cho con như thế nào vẫn đang là vướng mắc của rất nhiều gia đình. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn đến quý bạn đọc về thủ tục này.

Khai sinh cho con khi mẹ chưa đủ tuổi kết hôn

Khai sinh cho con khi mẹ chưa đủ tuổi kết hôn

Tuổi kết hôn theo pháp luật quy định là bao nhiêu

Căn cứ theo Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn giữa nam, nữ như sau:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

Như vậy, theo quy định pháp luật nước ta, để kết hôn thì nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên còn nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên.

Vợ chưa đủ tuổi kết hôn có làm giấy khai sinh cho con được không

Căn cứ theo khoản 1 Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh. Bên cạnh đó, tại Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 có quy định, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Vì vậy, khai sinh là quyền của trẻ em. Trẻ em có quyền được khai sinh kể cả việc cha mẹ chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn. Do đó, vợ chưa đủ tuổi kết hôn vẫn có thể làm giấy khai sinh cho con.

Con có quyền được khai sinh khi mẹ chưa đủ tuổi

Con có quyền được khai sinh khi mẹ chưa đủ tuổi

Thủ tục làm giấy khai sinh cho con khi mẹ chưa đủ tuổi kết hôn

Cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh.

Căn cứ quy định tại Điều 7 Luật Hộ tịch 2014, hiện nay, cơ quan có thẩm quyền thẩm quyền đăng ký khai sinh gồm:

  • Ủy ban nhân dân cấp xã: Đăng ký khai sinh cho công dân Việt Nam cư trú trong nước.
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện: Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài.
  • Cơ quan đại diện đăng ký các việc hộ tịch: Đăng ký khai sinh cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài.

Do đó, việc làm giấy khai sinh cho con khi mẹ chưa đủ tuổi kết hôn sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà thuộc thẩm quyền đăng ký khai sinh của cơ quan tương ứng.

Trình tự thực hiện

Trong trường hợp người mẹ chưa đủ tuổi kết hôn thì không thể tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn. Khi đó, Giấy khai sinh của trẻ em được sinh ra khi bố mẹ chưa kết hôn sẽ bỏ trống tên cha và xác định họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ. Nếu muốn có tên cha trong Giấy khai sinh, cha, mẹ của trẻ phải cùng lúc thực hiện thủ tục nhận cha con và đăng ký khai sinh cho con.

Cụ thể, Căn cứ tại mục II.1 phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1872/QĐ-BTP ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ Tư pháp, thủ tục đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con tại Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

Giấy tờ phải xuất trình:

  • Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh;
  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để chứng minh thẩm quyền đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn (trong giai đoạn chuyển tiếp).
  • Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên.

Giấy tờ phải nộp:

  • Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu.
  • Bản chính Giấy chứng sinh; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;
  • Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì phải có biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập.
  • Trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ.
  • Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ ruột con theo quy định tại Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP gồm: văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ. Nếu không có chứng cứ chứng minh trên thì các bên phải lập văn bản cam đoan về mối quan hệ và có ít nhất 02 người làm chứng về mối quan hệ đó.
  • Văn bản ủy quyền (được chứng thực) theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh.

Bước 2: Nộp hồ sơ:

  • Người có yêu cầu đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền.
  • Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

Bước 3: Xét tính hợp lệ của hồ sơ và trả kết quả

  • Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.
  • Sau khi nhận đủ hồ sơ, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp; thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung nhận cha, mẹ, con vào Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con; ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh, cập nhật thông tin khai sinh theo hướng dẫn để lấy Số định danh cá nhân, hướng dẫn người yêu cầu đăng ký hộ tịch kiểm tra nội dung giấy tờ hộ tịch và Sổ hộ tịch, cùng người đi đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con ký tên vào Sổ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh và Trích lục nhận cha, mẹ, con cho người yêu cầu.

>>> Xem thêm: Thủ tục làm giấy khai sinh 

Dịch vụ luật sư tư vấn đăng ký khai sinh

Luật sư tư vấn đăng ký khai sinh

Luật sư tư vấn đăng ký khai sinh

Luật sư tư vấn đăng ký khai sinh cung cấp tới khách hàng những dịch vụ sau:

  • Tư vấn quy định pháp luật về thủ tục đăng ký khai sinh.
  • Hỗ trợ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký khai sinh của công dân.
  • Hỗ trợ soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ đăng ký khai sinh.
  • Đại diện theo ủy quyền của khách hàng nộp hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Theo dõi và thực hiện sửa đổi, bổ sung khi có yêu cầu từ phía cơ quan.
  • Tư vấn các vấn đề đăng ký khai sinh khác theo quy định khi khách hàng có yêu cầu.

Tóm lại, việc kết hôn của cha mẹ không làm ảnh hưởng đến quyền được khai sinh của con. Cha mẹ có thể làm giấy khai sinh cho con ngay cả khi người mẹ chưa đủ tuổi kết hôn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần sự hỗ trợ của luật sư tư vấn hôn nhân gia đình, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900633716 để được hỗ trợ nhanh chóng.

Scores: 4.6 (32 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,877 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716