Soạn đơn tố giác tội phạm lừa đảo qua mạng là điều mà người bị hại cần biết khi bị lừa đảo qua mạng để có thể trình báo, tố giác tội phạm tới cơ quan chức năng có thẩm quyền. Do đó để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn đọc cần có mẫu đơn tố giác tội phạm phù hợp để báo cáo cho cơ quan xử lý. Thông qua bài viết dưới đây, Luật L24H sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về mẫu đơn tố giác tội phạm lừa đảo qua mạng, hướng dẫn cách thu thấp chứng cứ soạn đơn, nộp đơn đến cơ quan tiếp nhận giải quyết.
Mẫu đơn tố giác tội phạm
Các dấu hiệu của hành vi lừa đảo qua mạng
Các vụ lừa đảo qua mạng xã hội ngày càng diễn ra nhiều với nhiều thủ đoạn tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân. Sau đây là một số thủ đoạn lừa đảo qua mạng phổ biến:
- Giả mạo các trang web/blog chính thống (giao diện, địa chỉ tên miền/đường dẫn,…) tạo uy tín lừa nạn nhân, thu thập thông tin cá nhân của người dân.
- Chiếm quyền sử dụng các tài khoản mạng xã hội (Zalo, Facebook, Tiktok…) để tiến hành gửi tin nhắn lừa đảo cho bạn bè, người thân chủ tài khoản nhằm tống tiền, vay tiền, chuyển tiền, nạp thẻ điện thoại theo hướng dẫn…
- Các ứng dụng, quảng cáo tín dụng đen xuất hiện trên các trang web, gửi tràn lan qua các kênh thư điện tử rác, tin nhắn SMS, mạng xã hội Facebook, Telegram, Zalo..
- Sử dụng số điện thoại (trong nước, nước ngoài, đầu số lạ…) giải danh cơ quan chức năng, công an, nhà mạng viễn thông… để tiến hành gọi điện thoại cho nạn nhân thông báo vi phạm pháp luật và yêu cầu chuyển khoản.
- Giả mạo trang thương mại điện tử lớn tại Việt Nam, đăng tin tuyển dụng trên Facebook lừa nạn nhân làm cộng tác viên. Để dẫn dụ nạn nhân, đối tượng xấu thực hiện chạy quảng cáo lừa đảo trên Facebook hay gửi tin nhắn quảng cáo spam qua SMS, yêu cầu nạn nhân phải bỏ ra một số tiền nhất định để mua hàng.
- Lan truyền tin giả đánh vào tâm lý hiếu kỳ, sự thương người và lòng tin. Để câu View, câu Like và sau đấy là lừa gạt chiếm đoạt tài sản qua hình thức từ thiện, kêu gọi đóng góp lừa đảo…
- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua quảng bá bán hàng online trên Facebook (bán hàng giả, chất lượng kém, vé máy bay giả, khuyến mãi giả, hàng ảo hoặc rao bán giả mạo không tồn tại sản phẩm.
- Giả mạo trang cá nhân, tài khoản người dùng trên Facebook, Telegram, Zalo để tạo uy tín và lừa nạn nhân sử dụng dịch vụ hoặc đầu tư.
- Bẫy tình, lợi dụng tình cảm lòng tin và sự thương hại để lừa đảo qua các nền tảng Facebook, Zalo, Tinder, Telegram.
- Thông báo trúng thưởng, quà tặng, khuyến mại để lừa nạn nhân đánh cắp thông tin tài khoản và tài sản thông qua các trang web giả mạo.
- Giả mạo email của ngân hàng, ví điện tử, tổ chức uy tín, doanh nghiệp nơi người bị hại làm việc để uy hiếp, đe doạ lừa tiền nạn nhân.
- Lập sàn đầu tư tiền ảo crypto, đầu tư đa cấp, đầu tư nhị phân, đầu tư Forex… lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hành vi lừa đảo qua mạng
Thu thập bằng chứng tố giác tội phạm lừa đảo qua mạng
Các bằng chứng, chứng cứ dùng để tố giác tội phạm lừa đảo qua mạng phải có được từ các nguồn chứng cứ quy định tại Điều 87 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 bao gồm:
- Vật chứng;
- Lời khai, lời trình bày;
- Dữ liệu điện tử;
Bằng chứng tố giác lừa đảo cần phải có rõ ràng, càng cụ thể càng tốt để cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý nhanh chóng. Đặc biệt khi bạn bị lừa đảo qua mạng thì càng cần đầy đủ thông tin giao dịch như những tin nhắn trao đổi, biên lai chuyển tiền, và thông tin của đối tượng lừa đảo như tài khoản mạng xã hội, số điện thoại, tài khoản ngân hàng lừa chuyển khoản…
>>>Xem thêm: Cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng
Cơ quan tiếp nhận đơn tố giác tội phạm lừa đảo qua mạng
Sau khi thu thập đủ thông tin, chứng cứ chứng minh về hành vi lừa đảo, người bị lừa đảo có thể tố giác tới các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương nơi có hành vi vi phạm xảy ra hoặc nơi phát hiện ra tội phạm. Đối với tội phạm lừa đảo qua mạng, nhiều trường hợp không xác định được địa chỉ hoặc địa chỉ thông tin liên hệ với đối tượng lừa đảo cung cấp gian dối không thể xác định được, thậm chí là xảy ra tội phạm ở nhiều địa điểm khác nhau.
Theo khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 và Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT – BCA – BQP – BNN&PTNT – VKSNDTC quy định về nơi nộp đơn tố giác tội phạm bao gồm các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm nhận đơn tố giác sau:
- Cơ quan điều tra;
- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
- Viện kiểm sát các cấp;
- Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.
Người bị hại có thể nộp đơn tố giác tội phạm tại các cơ quan, tổ chức trên để được giải quyết kịp thời. Các cơ quan, tổ chức trên có trách nhiệm phải tiếp nhận đơn tố cáo và không được phép từ chối tiếp nhận đơn tố cáo và đơn tố giác tội phạm (Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT – BCA – BQP – BTC – BNN&PTNN – VKSNSTC).
Ngoài việc trình báo trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền, người bị hại còn có thể thông tin, trình báo lừa đảo qua đường dây nóng của cơ quan Công an:
- Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053 – Cục Cảnh sát hình sự;
- Địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/ của Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam.
- Đường dây nóng: 0692348560 của cục Cảnh sát hình sự – Bộ Công an.
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn tố giác
>>>Xem thêm: Tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu?
Mẫu đơn tố giác tội phạm lừa đảo qua mạng
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – hạnh phúc
ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM
(Về hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng……….sinh năm: ……., trú tại:…………………………………………….)
Kính gửi:
- Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra…;
- Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân…..;
Tôi là: …………………………… Sinh năm: ……………………
Chứng minh nhân dân số: ……………do …………cấp ngày………………………
Hộ khẩu thường trú: ………………………………………
Chỗ ở hiện tại: …………………………………………
Chức vụ: …………………………………………………..
Số điện thoại: ………………………………………
Tôi làm đơn này tố giác hành vi vi phạm ……….. của ông/bà ………sinh năm …….., trú tại:……………………………….
Nội dung vụ việc như sau:
Ngày …./…/20………..………………………
Hành vi vi phạm pháp luật hình sự của đối tượng ……………….được thể hiện như sau:
……………………………………………
Theo quy định của pháp luật hiện hành, Ông/bà……………………….đã vi phạm điều ….., luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Chúng tôi xin tường trình, báo cáo sự việc và đề nghị các Quý cơ quan điều tra các nội dung liên quan tới những hành vi phạm pháp của đối tượng bằng văn bản để xử lý hành vi vi phạm pháp luật của Ông/bà……………………………..
Nay bằng đơn này và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, kính đề nghị các Quý cơ quan xác minh điều tra làm rõ hành vi phạm tội của đối tượng……..để bảo đảm việc tuân theo pháp luật được thực thi nghiêm túc.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Những tài liệu kèm theo gồm có:
– ……………………………. NGƯỜI TỐ GIÁC
>>>Click để tải: Đơn tố giác tội phạm lừa đảo qua mạng
Hướng dẫn viết đơn tố giác tội phạm lừa đảo qua mạng
Đề việc viết đơn được đúng thì cần trình bày rõ ràng,,cụ thể, đảm bảo tính đúng đắn và đầy đủ các nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm tố cáo;
- Cơ quan nhận đơn tố cáo: căn cứ theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015;
- Họ tên, giấy tờ chứng minh nhân dân, địa chỉ của người tố cáo, số điện thoại, địa chỉ email (nếu có) của người tố cáo;
- Người bị tố cáo (họ và tên, giấy tờ chứng minh nhân dân, địa chỉ) và các thông tin khác có liên quan. Đây là căn cứ quan trọng để cơ quan có thẩm quyền xác minh, điều tra, xem xét, xử lý chủ thể có hành vi vi phạm.;
- Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
- Nội dung cụ thể sự việc (nếu tóm tắt diễn biến sự việc dẫn đến bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản), hành vi vi phạm; xâm phạm quyền và lợi ích gì (người bị hại bị thiệt hại những tài sản gì);
- Nêu căn cứ pháp lý xác định hành vi ;
- Các chứng cứ chứng minh hành vi lừa đảo phải được ghi rõ ràng, chính xác vì đây là nội dung để đơn trình báo được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và thụ lý đơn.
- Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
>>> Xem thêm: Tố giác tội phạm công nghệ cao như thế nào?
Tư vấn trình báo lừa đảo qua mạng, quy trình tiếp nhận giải quyết
- Tư vấn, phân tích các dấu hiệu, mức độ hành vi lừa đảo và đưa ra giải pháp phù hợp với yêu cầu của Khách hàng
- Cung cấp thông tin tới khách hàng về các vấn đề: bị lừa tiền qua mạng tố cáo ở đâu, báo cho ai; thủ tục nộp đơn tố cáo, nhận kết quả giải quyết tố cáo ở đâu, cách liên hệ với cơ quan công an để tố cáo lừa đảo qua mạng, số điện thoại công an, đường dây nóng tố cáo tội phạm…
- Soạn thảo mẫu đơn tố giác tội phạm đối với hành vi lừa đảo qua mạng đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Hỗ trợ điều tra, xác minh các chứng cứ chứng minh tội phạm lừa đảo qua mạng
- Hỗ trợ làm việc với người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
- Trực tiếp tham gia với khách hàng để tham gia tranh tụng tại Tòa án.
- Các công việc khác liên quan tới vấn đề lừa đảo qua mạng và quy trình tiếp nhận giải quyết của cơ quan có thẩm quyền.
>>>Xem thêm: Vai trò của luật sư khi đơn tố giác tội phạm chưa được giải quyết
Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan đến hành vi lừa đảo qua mạng bao gồm các dấu hiệu hành vi, cách để thu thập bằng chứng chứng minh hành vi vi phạm, thẩm quyền tiếp nhận cũng như là mẫu đơn, cách hướng dẫn viết đơn và các thông tin tư vấn khác liên quan đến hành vi này. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần luật sư tư vấn, xin liên hệ với Luật L24H qua số hotline: 1900.633.716 để được đội ngũ luật sư hỗ trợ nhiệt tình trực tuyến miễn phí.