Bị can cần nộp bao nhiêu tiền để được tại ngoại?

Bị can cần nộp bao nhiêu tiền để được tại ngoại hay còn biết đến là một biện pháp đặt tiền để bảo đảm, một biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam cho bị can. Căn cứ vào hành vi phạm tội, các điều kiện về nhân thân và tài sản của bị can, những người tiến hành tố tụng sẽ quyết định việc áp dụng biện pháp nộp tiền. Để làm rõ về vấn đề này, Tôi xin gửi các bạn thông qua bài viết dưới đây

Bị can cần nộp bao nhiêu tiền để được tại ngoại

Bị can cần nộp bao nhiêu tiền để được tại ngoại

Tại ngoại là gì?

Hiện nay, pháp luật không có thuật ngữ pháp lý về “tại ngoại”. Đây là một thuật ngữ nói thông thường dùng để chỉ những trường hợp không tạm giam bị can, bị cáo trong quá trình điều tra, xét xử. Như vậy, TẠI NGOẠI là là hình thức áp dụng đối với đối tượng đang có quyết định điều tra của cơ quan Điều tra nhưng không bị tạm giam. Căn cứ Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam

Trong quá trình điều tra mà được tại ngoại không có nghĩa là bị can, bị cáo không thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm. Và bị can, bị cáo vẫn phải đến Tòa án và Cơ quan điều tra khi có lệnh triệu tập để phối hợp giải quyết vụ án. Sau khi có bản án quyết định của Tòa nếu người đó bị tuyên có tội thì vẫn phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: Tại ngoại là gì?

Khi nào bị can được tại ngoại

Trường hợp 1: Bị can, bị cáo đáp ứng đủ các điều kiện sau đây thì không bị tạm giam mà sẽ được “tại ngoại” và bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác:

  • Bị can, bị cáo thuộc một trong các đối tượng sau: Là phụ nữ có thai; Đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; Là người già yếu; Là người bị bệnh nặng.
  • Bị can, bị cáo có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng.
  • Không rơi vào các trường hợp: Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã; Tiếp tục phạm tội; Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này; Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

Trường hợp 2: Bị can, bị cáo còn có thể được “tại ngoại” nếu rơi vào các trường hợp sau:

  • Bảo lĩnh: Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
  • Đặt tiền để bảo đảm: Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm.
  • Cấm đi khỏi nơi cư trú: Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.

Như vậy, nếu bị can, bị cáo đáp ứng đủ các điều kiện hoặc rơi vào các trường hợp trên thì có thể được “tại ngoại” và bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác như: cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm.

Căn cứ pháp lý: Điều 119, 121, 122, 123 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

>>> Xem thêm: Thủ tục yêu cầu thay đổi biện pháp tạm giam

Điều kiện đặt tiền bảo đảm để được tại ngoại

Điều kiện đặt tiền bảo đảm để được tại ngoại

Điều kiện đặt tiền bảo đảm để được tại ngoại

Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC:

Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, tình trạng tài sản, nhân thân của bị can, bị cáo; bị can, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng, phạm tội lần đầu, tố giác đồng phạm, có tình tiết giảm nhẹ (như tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại…); việc cho bị can, bị cáo tại ngoại không gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì CQTHTT có thể quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm trừ các trường hợp sau:

  • Bị can, bị cáo dùng thủ đoạn xảo quyệt, phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
  • bị can, bị cáo là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm, tái phạm nguy hiểm;
  • bị tạm giam trong trường hợp bị bắt theo lệnh, quyết định truy nã;
  • phạm nhiều tội;
  • Phạm tội nhiều lần

Mức tiền phải nộp để được tại ngoại

Theo quy định, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án quyết định mức tiền cụ thể mà bị can, bị cáo phải đặt để bảo đảm, tuy nhiên số tiền sẽ không dưới các mức quy định sau:
  • Ba mươi triệu đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
  • Một trăm triệu đồng đối với tội phạm nghiêm trọng;
  • Hai trăm triệu đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
  • Ba trăm triệu đồng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Tuy nhiên, đối với một số trường hợp đặc biệt liên quan đến nhân thân của người bị tạm giam, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định mức tiền thấp hơn nhưng không dưới một phần hai mức tiền tương ứng theo ghi nhận ở trên, đó là các trường hợp:
  • Bị can, bị cáo là thương binh, bệnh binh, là người được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân hoặc được tặng Huân chương, Huy chương kháng chiến, các danh hiệu Dũng sĩ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là con đẻ, con nuôi hợp pháp của liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, của gia đình được tặng bằng “Gia đình có công với nước”;
  • Bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
CSPL: Điều 4 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 07/08/201

Giảm mức tiền nộp để được tại ngoại

Giảm tiền nộp để được tại ngoại

Giảm tiền nộp để được tại ngoại

Trường hợp được giảm

Theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC quy định về trường hợp giảm mức tiền nộp để được tại ngoại:

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định mức tiền phải đặt để bảo đảm thấp hơn nhưng không dưới một phần hai (1/2) mức tương ứng quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:

  • Bị can, bị cáo là thương binh, bệnh binh, là người được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân hoặc được tặng Huân chương, Huy chương kháng chiến, các danh hiệu Dũng sĩ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là con đẻ, con nuôi hợp pháp của liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, của gia đình được tặng bằng “Gia đình có công với nước”;
  • Bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

>>>Xem thêm: Mẫu đơn xin bảo lãnh tại ngoại

Thủ tục áp dụng biện pháp nộp tiền để đảm bảo

Khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cho phép bị can, bị cáo hay thân nhân được thực hiện biện pháp đặt tiền để bảo đảm, thì người thân của bị can, bị cáo phải làm hồ sơ để thực hiện thủ tục đặt tiền bảo đảm:

  • Đơn đề nghị áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm.
  • Chứng cứ, tài liệu chứng minh tính chất, mức độ hành vi đối với xã hội; nhân thân và tình trạng tài sản của bị can.
  • Giấy cam đoan thực hiện nghĩa vụ của bị can, bị cáo tại khoản 2 Điều 122 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
  • Giấy cam đoan của người thân theo quy định tại khoản 5 Điều 122 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Trong 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đơn đề nghị và các giấy tờ có liên quan, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, nếu thấy có đủ điều kiện thì ra thông báo để làm thủ tục đặt tiền để bảo đảm. Trường hợp không đủ điều kiện áp dụng thì thông báo bằng văn bản cho người đề nghị biết trong đó nêu rõ lý do.

Thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Thông báo về việc cho đặt tiền để bảo đảm người thực hiện đề nghị phải hoàn thành việc đặt tiền.

CSPL: khoản 2, 5 Điều 122 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015; khoản 1 Điều 7, khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 07/08/2018.

>>>Xem thêm: Thủ tục xin bảo lãnh tại ngoại

Tư vấn đặt tiền để bị can được tại ngoại

  • Giải đáp thắc mắc của khách hàng các vấn đề về biện pháp nộp tiền để bảo đảm.
  • Tư vấn cho khách hàng quy định về mức tiền cần nộp để tại ngoại.
  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ cần thiết khi làm thủ tục đặt tiền bảo đảm.
  • Tư vấn thu thập các tài liệu chứng cứ hỗ trợ khách hàng được tại ngoại.
  • Xem xét thông tin, trường hợp của khách hàng, hạn chế xảy ra rủi ro.
  • Luật sư trực tiếp tham gia quá trình tranh tụng bào chữa giúp khách hàng.
  • Luật sư đại diện giải quyết và trực tiếp làm việc với cơ quan chức năng.
  • Các yêu cầu khác có liên quan từ khách hàng.

Tư vấn đặt tiền để bị can được tại ngoại

Tư vấn đặt tiền để bị can được tại ngoại

Như vậy, sau khi xem bài viết của tôi chia sẻ bạn sẽ có được kiến thức và giải đáp về các điều kiện, thủ tục cũng như mức tiền phải nộp để đảm bảo quyền lợi của bản thân khi bị can tại ngoại. Trường hợp cần hướng dẫn và tư vấn để giảm mức tiền nộp hoặc đặt tiền một cách chính xác nhất vui lòng liên hệ luật sư hình sự của chúng tôi qua số tổng đài 1900.633.716 để được hỗ trợ trực tuyến miễn phí.

Scores: 5 (26 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,841 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716