Tội xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp là tội phạm có hành vi xâm nhập gia cư bất hợp pháp hoặc đột nhập trái phép nơi ở của người khác. Đối với hành vi này được xem là tự ý xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Sau đây, tôi xin cung cấp kiến thức pháp lý về cấu thành tội phạm và xử phạt hành chính hành vi xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp theo pháp luật hình sự hiện hành
Xâm phạm chỗ ở trái phép
Tội xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp theo bộ luật hình sự
Theo như quy định hiện hành, tội xâm phạm chỗ ở là hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác.
Cơ sở pháp lý: Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Cấu thành tội xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp
Khách thể của tội phạm
Hành vi của tội phạm này là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của người khác. Đối tượng tác động là chỗ ở của công dân có thể là nhà ký túc xá, tàu thuyền của ngư dân mà cả gia đình họ sinh sống trên tàu thuyền đó như là nhà ở của mình, cũng có khi chỉ là một túp lều, một chỗ ở gầm cầu, bến tàu, bến xe, vỉa hè của những người sống lang thang cơ nhỡ… Nếu nơi ở hợp pháp đó là nhà thì có thể là toà nhà nhiều tầng, nhưng cũng có thể chỉ là căn hộ, thậm chí chỉ là một phần của căn hộ mà thực hiện hành vi chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ
Mặt khách quan
Hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác dưới các hình thức sau đây:
- Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;
- Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;
- Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;
- Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.
Hậu quả của hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác: Người bị xâm phạm mất đi nơi ở hoặc bị xâm phạm đến các lợi ích có liên quan đến quyền riêng tư, cá nhân của bản thân
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thiệt hại: Hậu quả thiệt hại phải do nguyên nhân từ các hành vi vi phạm quy định về xâm phạm chỗ ở của người khác không phải do các nguyên nhân khác. Việc bị xâm phạm đến chỗ ở dẫn đến người bị hại là người bị xâm phạm nghiêm trọng đến quyền bất khả xâm phạm, quyền riêng tư và các quyền về nhân thân khác
Mặt chủ quan
Hình thức lỗi là cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức được hành vi phạm tội nhưng vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả xảy ra. Mong muốn cho người bị hại bị mất đi nơi ở hoặc làm ảnh hưởng đến cuộc sống của họ bằng cách xâm phạm đến nơi ở của họ. Người phạm tội xâm phạm chỗ ở của công dân có nhiều động cơ khác nhau, động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này nên việc xác định động cơ phạm tội của người phạm tội chỉ có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt.
Cơ sở pháp lý: Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Chủ thể
Chủ thể của tội xâm phạm chỗ ở của người khác là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự. Người từ 14 đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm về hành vi này về các hành vi mà người ở độ tuổi này phải chịu trách nhiệm
Cơ sở pháp lý: Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Xử lý hành vi xâm phạm gia cư bất hợp pháp
Xử phạt hành chính
Hiện nay, pháp luật chỉ quy định về việc xâm phạm gia cư bất hợp pháp trong Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên có thể dựa vào Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình được quy định như sau:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
- Công nhiên chiếm đoạt tài sản;
- Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
- Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;
- Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Hình thức xử phạt bổ sung:
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định như trên;
- Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính theo quy định.
Đồng thời, quy định về hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa bằng bạo lực để buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.
Như vậy, đối với hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, trộm cắp sẽ bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Còn đối hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ thì sẽ bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng hoặc dùng bạo lực để buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ thì bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
Cơ sở pháp lý: Điều 1 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình
Xử lý hành vi xâm phạm gia cư bất hợp pháp
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Dựa vào Bộ luật Hình sự thì tội xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp được quy định như sau:
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
- Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;
- Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;
- Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;
- Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
- Có tổ chức;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Cơ sở pháp lý: Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Thủ tục tố giác và kiến nghị khởi tố hành vi tự ý vào nhà đánh người
- Bước 1: Gửi đơn tố giác đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo tội phạm
- Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết, Thủ trưởng Cơ quan điều tra trực tiếp tổ chức, chỉ đạo, phân công Điều tra viên, Cán bộ điều tra thuộc quyền thụ lý, giải quyết hoặc ra Quyết định phân công Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra tổ chức, chỉ đạo thụ lý, giải quyết và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.
- Bước 3: Kết thúc quá trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan đã thụ lý, giải quyết phải ra một trong các quyết định theo quy định:
- Quyết định khởi tố vụ án hình sự;
- Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
- Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Lưu ý: Đối với tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố sau khi tiếp nhận đã rõ về dấu hiệu của tội phạm, đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự thì Cơ quan điều tra ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự và thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, không phải ra Quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
>>>Xem thêm: Tự ý xông vào nhà đánh người
Cơ sở pháp lý: Điều 5, Điều 9 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT do Bộ Công An – Bộ Quốc Phòng – Bộ Tài Chính – Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn – Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao ban hành ngày 29/12/2017.
Khởi tố hành vi tự ý vào nhà đánh người
Luật sư tư vấn về tội xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp
- Tư vấn các quy định liên quan đến pháp luật hình sự như: Hành vi phạm tội, các loại tội doanh, khung hình phạt và các quy định pháp luật liên quan đến tội xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp của người khác
- Luật sư tham gia bào chữa cho bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự, cụ thể luật sư hình sự tham gia vào các giai đoạn tố tụng như giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, và tố tụng tại Tòa án các cấp cũng như giai đoạn thi hành án.
- Luật sư hình sự tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại,
- Luật sư tham gia vào thu thập các thông tin, cũng như bằng chứng, chứng cứ cho người bị hại, theo đó người bị hạn được hưởng đúng quyền và lợi ích cũng như bồi thường hợp pháp cho người bị đối với tội xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp của người khác
- Luật sư cũng tham gia bảo vệ các quyền lợi hợp pháp cho các đương sự trong vụ án hình sự cụ thể là nguyên đơn đương sự người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án có liên quan tội xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp của người khác
>>>Xem thêm: Cầm dao tự ý xông vào nhà người khác đánh người
Ngoài việc thể hiện rõ ràng cấu thành tội danh xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp của người khác mà bài viết trên đã hướng dẫn thủ tục tố giác và kiến nghị khi bị xâm phạm chỗ ở, đã giải đáp phần nào những vướng mắc của Quý bạn đọc. Nếu có nhu cầu được Tư vấn luật hình sự chuyên sâu xin vui lòng HOTLINE 1900.633.716 để được luật sư tư vấn trực tuyến miễn phí.