Cầm dao tự ý xông vào nhà người khác đánh người bị xử lý như thế nào?

Cầm dao tự ý xông vào nhà người khác đánh người là hành vi vi phạm quy định của pháp luật khi cố ý cầm dao xông vào nhà người khác gây rối và đánh, chém người gây những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, bài viết dưới đây của Luật L24H sẽ cung cấp cho bạn biết hành vi cầm dao tự ý xông vào nhà người khác đánh người sẽ bị xử lý như thế nào.

tự ý xông vào nhà người khác đánh người

Xử lý hành vi cầm dao tự ý xông vào nhà người khác đánh người

Hành vi cầm dao tự ý xông vào nhà người khác đánh người có phạm tội không?

Hành vi cầm dao tự ý xông vào nhà người khác đánh người được coi là phạm tội (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác hoặc các trường hợp đặc biệt về hành vi cố ý gây thương tích như Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh,Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ; Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội xâm phạm chỗ ở của người khác) nếu 4 yếu tố cấu thành tội phạm, cụ thể:

  • Khách thể: xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng và nơi ở hợp pháp của người khác.
  • Chủ thể: chủ thể thường – đủ tuổi và đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
  • Mặt khách quan:

Hành vi: có hành vi gây thương tích bằng cách thực hiện các hành vi như đâm, chém, bắn, đấm đá, đốt cháy, đầu độc, bị tra tấn,… tác động vào cơ thể của người khác làm cho người đó bị thương, bị tổn hại sức khỏe  hoặc tự ý xâm nhập chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lý hợp pháp.

Hậu quả: tùy từng trường hợp mà pháp luật yêu cầu cần có hậu quả xảy ra không.Ví dụ tội cố ý gây thương tích Đánh người gây thương tích trên 11% trở lên sẽ bị khởi tố hình sự còn nếu dưới 11% thì phải thuộc các trường hợp do luật quy định….

>> Tham khảo thêm bài viết: Đánh người gây thương tích bao nhiêu phần trăm trở lên thì bị truy cứu hình sự

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: hành vi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả.

  • Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp vì người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu quả và mong muốn hậu quả xảy ra.

Cơ sở pháp lý: Điều 8, 10, 134, 158 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

xu ly hanh vi cam dao tu y xong vao nha nguoi khac danh nguoi

Quy định của pháp luật đối với hành vi cầm dao tự ý xông vào nhà người khác đánh người

Quy định của pháp luật đối với hành vi cầm dao tự ý xông vào nhà đánh người

Hành vi cầm dao đánh người

Hành vi cầm dao đánh người có thể bị xử lý hình sự với các tội danh sau:

  • Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác với mức phạt thấp nhất là cải tạo không giam giữ đến 03 năm và mức phạt cao nhất là tù chung thân.
  • Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó thì bị phạt thấp nhất là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm và mức phạt cao nhất là phạt tù đến 6 năm.
  • Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội thì mức phạt thấp nhất là bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm và mức phạt cao nhất là 3 năm tù.
  • Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ ngoài những trường hợp pháp luật cho phép thì thì mức phạt thấp nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm và mức phạt cao nhất là 7 năm tù.

Hành vi cầm dao đánh người nhưng không đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng và bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe của người khác.

Cơ sở pháp lý: Điều 134, 135, 136, 137 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, điểm b khoản 3 Điều 7 tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP, Điều 584 Bộ luật dân sự 2015.

>> Tham khảo thêm các trường hợp về tội cố ý gây thương tích:

Hành vi tự ý xông vào nhà người khác

Hành vi tự ý xông vào nhà người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lý hợp pháp có thể bị xử lý hình sự với Tội xâm phạm chỗ ở của người khác với mức phạt:

  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm
  • Bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu: có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; phạm tội 02 lần trở lên; làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Cơ sở pháp lý: Điều 158 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

tố cáo tội phạm

Tố giác, tố cáo tội  phạm

Thủ tục tố giác và kiến nghị khởi tố hành vi cầm dao tự ý xông vào nhà đánh người

Cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm gồm:

  • Cơ quan điều tra;
  • Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
  • Viện kiểm sát các cấp;
  • Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 gồm: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

Quy trình tố giác và kiến nghị khởi tố được thực hiện theo các trình tự sau:

Bước 1: Xác định cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố

Bước 2: Tiến hành tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố theo các hình thức sau:

  • Trực tiếp đến trình báo, tố giác;
  • Báo tin qua điện thoại tới cơ quan có thẩm quyền;
  • Gửi văn bản trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính (bưu điện) tới cơ quan có thẩm quyền.

>> Tìm thêm hiểu về : Đơn tố cáo đánh người cố ý gây thương tích

Bước 3: Theo dõi kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

Bước 4: Khi hết thời hạn 03 ngày kể từ ngày tố giác mà chưa nhận được thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận tố giác.

Bước 5: Khi hết thời gian giải quyết tố giác mà chưa nhận được văn bản thông báo kết quả giải quyết, cá nhân có quyền đề nghị cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết.

Bước 6: Trường hợp cơ quan điều tra khởi tố, thì có thể yêu cầu bồi thường trong phần yêu cầu trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự để yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do thiệt hại về sức khỏe, tài sản, tính mạng.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 5, Điều 6, 7, 8, 14 Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC, Điều 30, 63 Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Luật sư tư vấn về hành vi cầm dao tự ý xông vào nhà người khác đánh người

  • Tư vấn quy định của pháp luật về biện pháp xử lý hành vi cầm dao tự ý xông vào nhà người khác đánh, chém người
  • Cách viết đơn khởi kiện bị đánh
  • Tiến hành nghiên cứu hồ sơ, tổng hợp, xem xét và đánh giá chứng cứ.
  • Hỗ trợ giải quyết công việc tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Đứng ra làm luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ tại Tòa án.

Trên đây là toàn bộ nội dung về quy định của pháp luật đối với hành vi cầm dao tự ý xông vào nhà  người khác đánh người cũng như các thủ tục liên quan đến tố giác và khởi tố hình sự. Nếu có khó khăn hoặc thắc mắc gì cần luật sư tư vấn luật hình sự hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được luật sư hình sự tư vấn kỹ hơn. Xin cảm ơn.

Scores: 4.72 (19 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,789 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716