Tội đưa hối lộ, tội môi giới hối lộ

Tội đưa hối lộ, môi giới hối lộ là những tội gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong công tác phòng chống tham nhũng hiện nay. Vậy hành vi đưa hối lộ, môi giới hối lộ khi nào là hoàn thành, yếu tố cấu thành tội phạm và hình thức xử phạt ra làm sao, người vi phạm tội này có thể được miễn trách nhiệm hình sự hay không. Bài viết Luật L24H dưới đây thông tin đến quý bạn đọc về những vấn đề trên.

Tội đưa hối lộ, tội môi giới hối

Tội đưa hối lộ, tội môi giới hối lộ theo Bộ luật hình sự 2015

Thế nào là hành vi đưa hối lộ, hành vi môi giới hối lộ

  • Hành vi đưa hối lộ là hành vi dùng tiền tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất trực tiếp hoặc qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
  • Hành vi môi giới hối lộ có thể hiểu là hành vi làm trung gian giữa người nhận và người đưa hối lộ theo yêu cầu của một trong hai bên hoặc của cả hai làm hoặc không làm một việc có lợi cho người đưa hối lộ và theo sự ủy nhiệm của người đưa hối lộ chuyển tiền, của hối lộ cho người nhận.

(Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 364, Khoản 1 Điều 365 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017)

Yếu tố cấu thành tội môi giới hối lộ, tội đưa hối lộ theo Bộ luật hình sự

Mặt khách quan

Tội đưa hối lộ:

  • Người phạm tội thực hiện dưới hình thức đã đưa hoặc sẽ đưa trực tiếp hoặc qua trung gian cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ
  • Hậu quả của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội nhận hối lộ. Tội phạm hoàn thành khi thỏa mãn điều kiện lợi ích tối thiểu mà người đưa hối lộ đưa cho người nhận hối lộ được theo quy định tại Khoản 1 Điều 364 Bộ luật Hình sự

Tội môi giới hối lộ:

  • Người phạm tội chỉ có hành vi khách quan duy nhất là làm môi giới giữa người đưa và nhận hối lộ; có thể là hành vi thu xếp, bố trí thời gian, địa điểm để người đưa hối lộ và người nhận hối lộ tiếp xúc, giao thiệp với nhau về việc đưa và nhận hối lộ hoặc gặp người nhận hối lộ để thăm dò, gợi ý về yêu cầu của người đưa cho người nhận hối lộ…
  • Hậu quả của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Tội phạm được coi là hoàn thành khi lợi ích mà hành vi môi giới xảy ra quy định trong Bộ luật Hình sự

(Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 364, Khoản 1 Điều 365 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017)

Mặt chủ quan

  • Tội đưa hối lộ: người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra
  • Tội môi giới hối lộ: người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý, biết rõ hành vi của mình là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện và để mặc cho hậu quả xảy ra

Chủ thể

Chủ thể tội phạm là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực chịu trách nhiệm hình sự

(Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017)

Khách thể

Khách thể của tội phạm là xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức bị mất uy tín, lòng tin của nhân dân.

Các yếu tố cấu thành tội phạm

Các yếu tố cấu thành tội phạm

Mức phạt đối với người phạm tội đưa hối lộ, môi giới hối lộ

Tội đưa hối lộ

  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi của hối lộ: Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; hoặc Lợi ích phi vật chất
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: Có tổ chức; dùng thủ đoạn xảo quyệt; dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; phạm tội 02 lần trở lên; của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
  • Phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng
  • Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên
  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

Lưu ý:

  • Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định.
  • Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
  • Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

(Cơ sở pháp lý: Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017)

Tội môi giới hối lộ

  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi của hối lộ: Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; hoặc lợi ích phi vật chất.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: Có tổ chức; phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; dùng thủ đoạn xảo quyệt; biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; phạm tội 02 lần trở lên; của hối lộ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
  • Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
  • Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm.
  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng

Lưu ý:

  • Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
  • Người nào môi giới hối lộ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định.

(Cơ sở pháp lý: Điều 365 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017)

Trường hợp hành vi người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự

  • Tội đưa hối lộ: người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự
  • Tội môi giới hối lộ: người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

(Cơ sở pháp lý: khoản 7 Điều 364, khoản 6 Điều 365 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017)

Luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo tội đưa hối lộ, tội môi giới hối lộ

  • Luật sư tư vấn các quy định pháp luật về tội môi giới hối lộ, tội đưa hối lộ và khung hình phạt đối với tội danh cụ thể
  • Tư vấn các căn cứ pháp luật về các tình tiết cần xác định để được xem xét giảm nhẹ, miễn trách nhiệm hình sự cho bị can/ bị cáo
  • Tư vấn và đánh giá các cấu thành tội phạm từ đó đề ra phương hướng, cách thức xử lý đem lại quyền lợi cho Khách hàng
  • Tư vấn cho Khách hàng soạn thảo đơn xin miễn, giảm trách nhiệm hình sự
  • Tham gia thu thập tài liệu, chứng cứ có lợi để bảo vệ thân chủ
  • Luật sư trực tiếp tham gia bào chữa giành quyền lợi hợp pháp cho Khách hàng tại tòa án.

Luật sư bào chữa tội đưa hối lộ, tội môi giới hối lộ

Luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo tội đưa hối lộ, tội môi giới hối lộ

Trên đây là nội dung Luật L24H thông tin đến bạn đọc các quy định pháp luật về Tội đưa hối lộ, môi giới hối lộ theo Bộ luật hình sự 2015, về hành vi phạm tội và hình thức xử phạt đối với hành vi đưa hối lộ, môi giới hối lộ này. Nếu trong quá trình tìm hiểu, quý khách có vấn đề pháp lý còn thắc mắc hoặc đang bị điều tra, khởi tố vụ án hình sự liên quan đến các tội này muốn liên hệ Luật sư bào chữa vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được tư vấn luật hình sự miễn phí, kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả. Xin cảm ơn!

Scores: 4.9 (41 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716