Bản cáo trạng là gì? Nội dung bản cáo trạng của Viện Kiểm Sát có gì?

Bản cáo trạng là gì, đây là văn bản dùng để kết tội một người do Viện Kiểm Sát đưa ra. Nội dung và trình tự, thủ tục ban hành Bản cáo trạng phải được tuân thủ đúng quy định pháp luật. Để cụ thể hơn, dưới đây Luật L24H sẽ cung cấp đến quý đọc giả các vấn đề liên quan đến bản cáo trạng. Xin mời tham khảo!

Bản cáo trạng của Viện kiểm sát

Bản cáo trạng của Viện kiểm sát

Thế nào là bản cáo trạng?

Pháp luật hiện hành không quy định chi tiết về khái niệm của bản cáo trạng. Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 243 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, Viện Kiểm sát quyết định truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng.

Như vậy ta có thể hiểu bản cáo trạng là văn bản pháp lý do Viện Kiểm sát căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ, quy định của pháp luật để ban hành ra nhằm truy tố bị can ra trước Tòa án để xét xử.

Nội dung bản cáo trạng của Viện Kiểm Sát

Bản cáo trạng của Viện Kiểm sát sẽ bao gồm những nội dung sau đây:

  • Diễn biến hành vi phạm tội;
  • Những chứng cứ xác định hành vi phạm tội;
  • Thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội;
  • Tính chất, mức độ thiệt hại của hành vi phạm tội do tội phạm gây ra;
  • Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;
  • Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định trong Bộ luật Hình sự;
  • Đặc điểm nhân thân;
  • Việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật;
  • Việc xử lý vật chứng;
  • Nguyên nhân, điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội;
  • Tình tiết khác liên quan đến vụ án.

Ngoài ra, về hình thức của bản cáo trạng cần phải lưu ý các điểm sau:

  • Phần kết luận của bản cáo trạng ghi rõ tội danh và điều, khoản, điểm của Bộ luật hình sự được áp dụng.
  • Bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra cáo trạng; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra bản cáo trạng.

Cơ sở pháp lý: Điều 243 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Nội dung bản cáo trạng

Nội dung bản cáo trạng

>>> Xem thêm: Quy trình điều tra, thủ tục xét xử vụ án hình sự

Trình tự, thủ tục khiếu nại bản cáo trạng trái pháp luật

Thẩm quyền giải quyết

Căn cứ Điều 41 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, thẩm quyền ban hành bản cáo trạng thuộc về Viện trưởng Viện kiểm sát hoặc Phó viện trưởng Viện kiểm sát.

Theo đó, căn cứ Điều 476 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với bản cáo trạng trái pháp luật được quy định như sau:

Thứ nhất, đối với bản cáo trạng do Phó viện trưởng Viện kiểm sát ban hành, thẩm quyền giải quyết khiếu nại sẽ thuộc về:

Lần 1: Viện trưởng Viện kiểm sát;

Lần 2: Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.

Thứ hai, đối với bản cáo trạng do Viện trưởng Viện kiểm sát ban hành, thẩm quyền giải quyết khiếu nại sẽ thuộc về Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.

Thứ ba, đối với bản cáo trạng do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh ban hành, thẩm quyền giải quyết khiếu nại sẽ thuộc về Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Thứ tư, đối với bản cáo trạng do Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương ban hành, thẩm quyền giải quyết khiếu nại thuộc về Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.

Hồ sơ khiếu nại

Căn cứ Điều 469, Điều 472 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, hồ sơ khiếu nại đối với Bản cáo trạng trái luật gồm các tài liệu, giấy tờ dưới đây:

  • Đơn khiếu nại;
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh nội dung khiếu nại;
  • Giấy tờ pháp lý của người khiếu nại để chứng minh đủ quyền khiếu nại;
  • Các tài liệu khác liên quan đến nội dung khiếu nại (nếu có).

Thủ tục giải quyết khiếu nại

Căn cứ Điều 476 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại đối với bản cáo trạng trái luật được thực hiện cụ thể như sau:

Thứ nhất, thủ tục giải quyết khiếu nại đối với bản cáo trạng do Phó viện trưởng Viện kiểm sát ban hành được thực hiện như sau:

  • Nộp đơn khiếu nại;
  • Viện trưởng Viện kiểm sát xem xét, giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại;
  • Nhận kết quả giải quyết khiếu nại;
  • Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp (nếu có);
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết (nếu có);
  • Nhận kết quả giải quyết khiếu nại lần 2 (nếu có).

Lưu ý: Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là quyết định có hiệu lực pháp luật.

Thứ hai, thủ tục giải quyết khiếu nại đối với Bản cáo trạng do Viện trưởng Viện kiểm sát ban hành được giải quyết như sau:

  • Nộp đơn khiếu nại
  • Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.
  • Nhận kết quả giải quyết khiếu nại.

Lưu ý: Quyết định giải quyết khiếu nại trên là quyết định có hiệu lực pháp luật.

Thứ ba, thủ tục giải quyết khiếu nại đối với Bản cáo trạng do Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương ban hành được thực hiện như sau:

  • Nộp đơn khiếu nại;
  • Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại;
  • Nhận kết quả giải quyết khiếu nại.

Lưu ý: Quyết định giải quyết khiếu nại trên là quyết định có hiệu lực pháp luật.

Giải quyết khiếu nại bản cáo trạng

Giải quyết khiếu nại bản cáo trạng

>>> Tham khảo thêm về: Đơn tố cáo hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án

Liên hệ Luật sư bào chữa vụ án hình sự đã có bản cáo trạng

Với đội ngũ Luật sư chuyên môn giỏi, nhiều kinh nghiệm và tận tâm của Luật L24H sẽ hỗ trợ khách hàng các vấn đề sau:

  • Tư vấn pháp luật hình sự cho bị can, bị cáo;
  • Hỗ trợ, thu thập, xác minh chứng cứ;
  • Soạn thảo văn bản, đơn từ;
  • Luật sư tham gia giải quyết khiếu nại và tranh tụng, bào chữa tại phiên tòa.

>>> Tham khảo thêm về: Thủ tục khởi tố vụ án hình sự

>>> Tham khảo thêm về: Dịch vụ luật sư bào chữa

Bài viết trên đã làm rõ được các vấn đề liên quan đến bản cáo trạng như khái niệm, các nội dung của bản cáo trạng do Viện Kiểm sát đưa ra. Để hỗ trợ khách hàng bảo vệ quyền lợi của mình khi Bản cáo trạng được ban hành trái luật, bài viết cũng đã nêu ra các quy định thủ tục giải quyết khiếu nại về bản cáo trạng đến cơ quan có thẩm quyền. Nếu quý khách còn bất kỳ thắc mắc nào cần luật sư hình sự tư vấn, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.633.716 để được các Luật sư của Luật L24H giải đáp trực tuyến miễn phí.

Scores: 4.5 (20 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,877 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716