Doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập công đoàn cơ sở không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập công đoàn cơ sở là câu hỏi nhiều doanh nghiệp quan tâm. Tuy Công đoàn cơ sở mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng muốn thành lập công đoàn cơ sở. Để biết có bắt buộc hay không mời Quý độc giả cùng tham khảo bài viết bên dưới của Luật L24H.

Thành lập công đoàn cơ sở

Thành lập công đoàn cơ sở

Có bắt buộc phải thành lập công đoàn cơ sở đối với doanh nghiệp không

Dựa vào Điều 1 Luật Công đoàn 2012:

“Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”

Và theo khoản 1 Điều 6 Luật Công đoàn 2012 có quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn thì “Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.”

Qua những khái nhiệm và quy định trên thì doanh nghiệp thành lập Công đoàn trên cơ sở tự nguyện mà không phải bắt buộc thành lập

Điều kiện để thành lập công đoàn cơ sở

Theo khoản 1 Điều 13 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo quyết định 174/QĐ-TLĐ thì:

“Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam, được thành lập ở một hoặc một số đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp, khi có từ 05 đoàn viên hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.”

Kết hợp với khoản 1 Điều 11 hướng dẫn 03/HD-TLĐ:

“Công đoàn cơ sở được thành lập trong các đơn vị sử dụng lao động gồm: Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (bao gồm cả các công ty con trong nhóm công ty; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp có trụ sở đặt tại địa phương khác); Hợp tác xã có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động; Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập hạch toán độc lập; Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam; Cơ quan tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.”

Qua đó nếu thỏa mãn điều kiện về số lượng đoàn viên hoặc người lao động, và là một đơn vị sử dụng lao động hợp pháp và thuộc về đơn vị sử dụng được thành lập thì được thành lập công đoàn cơ sở. Tuy nhiên nếu đơn vị sử dụng lao động không đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở, hoặc theo nguyện vọng liên kết của người lao động, có thể thành lập công đoàn cơ sở ghép trong nhiều đơn vị sử dụng lao động.

Điều kiện thành lập công đoàn cơ sở

Điều kiện thành lập công đoàn cơ sở

Mức đóng kinh phí và đoàn phí công đoàn

Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng theo quy định của Pháp luật và Quyết định của Tổng Liên đoàn. Cơ sở pháp lý khoản 2 Điều 4 Quyết định số 4290/QĐ-TLĐ năm 2022 và Điều 5  Quyết định 1908/QĐ-TLĐ ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Tổng Liên đoàn và khoản 2 Điều 26 Luật Công đoàn năm 2012

Doanh nghiệp khi thành lập công đoàn cơ sở phải đóng mức kinh phí là “Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.” Theo Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP  và khoản 2 Điều 26 Luật Công đoàn năm 2012

Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng. Cơ sở pháp lý khoản 1 Điều 4 Quyết định số 4290/QĐ-TLĐ năm 2022 và Điều 5  Quyết định 1908/QĐ-TLĐ ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Tổng Liên đoàn và khoản 1 Điều 26 Luật Công đoàn năm 2012

Đối với đoàn phí công đoàn theo điểm a khoản 1 Điều 26 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo quyết định 174/QĐ-TLĐ “Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng hằng tháng bằng một phần trăm (1%) tiền lương.”

Kinh phí công đoàn

Kinh phí công đoàn

Trình tự và thủ tục thành lập công đoàn cơ sở

Hồ sơ

Hồ sơ đề công đoàn cấp trên đề nghị và công nhận gồm:

  • Văn bản đề nghị công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở và kết quả bầu cử ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra và các chức danh của ban chấp hành, ủy ban kiểm tra công đoàn.
  • Danh sách đoàn viên và đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam của người lao động.
  • Danh sách trích ngang lý lịch ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ, ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở.
  • Biên bản đại hội thành lập công đoàn cơ sở.
  • Biên bản kiểm phiếu bầu cử tại đại hội thành lập công đoàn cơ sở và biên bản bầu cử tại hội nghị ban chấp hành (nếu có).

Thủ tục

Bước 1. Nơi chưa có công đoàn cơ sở người lao động được vận động người lao động khác gia nhập công đoàn, liên kết thành lập công đoàn cơ sở thông qua hình thức tổ chức ban vận động. Trong quá trình ban vận động tiến hành vận động người lao động gia nhập công đoàn, liên kết thành lập công đoàn cơ sở các thành viên ban vận động cử trưởng ban vận động và liên hệ công đoàn cấp trên gần nhất để được hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ.

Bước 2. Khi có 05 người trở lên tự nguyện liên kết thành lập công đoàn cơ sở trưởng ban vận động liên hệ công đoàn cấp trên để được giúp đỡ công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở. Việc tổ chức điều hành đại hội thành lập công đoàn cơ sở do ban vận động thực hiện; có thể mời thêm đoàn viên, người lao động ngoài ban vận động, có kinh nghiệm, uy tín tham gia điều hành hoặc làm thư ký đại hội.

Bước 3.  Bầu cử tại đại hội thành lập công đoàn cơ sở thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín. Phiếu bầu cử tại đại hội thành lập công đoàn phải có chữ ký của trưởng ban vận động thành lập công đoàn cơ sở ở góc trái, phía trên phiếu bầu. Những nơi do điều kiện sản xuất, kinh doanh, không thể triệu tập toàn thể người lao động có đơn xin gia nhập công đoàn dự đại hội thành lập công đoàn cơ sở thì ban vận động tổ chức lấy phiếu giới thiệu nhân sự và phát phiếu bầu cử ban chấp hành, chủ tịch công đoàn cơ sở cho đoàn viên tại các phòng, ban, tổ, đội, phân xưởng, nhóm công việc; đồng thời thực hiện công tác kiểm phiếu theo quy định và công bố kết quả bầu cử để toàn thể đoàn viên được biết.

Bước 4. Kết thúc đại hội thành lập công đoàn cơ sở, ban vận động bàn giao toàn bộ hồ sơ đại hội cho ban chấp hành hoặc đồng chí chủ tịch mới được bầu, gồm cả danh sách ban vận động để lưu hồ sơ, tài liệu thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở. Ban vận động chấm dứt nhiệm vụ sau khi tổ chức thành công đại hội thành lập công đoàn cơ sở.

Bước 5. Sau 10 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đại hội thành lập công đoàn cơ sở, đơn vị phải tổ chức họp ban chấp hành công đoàn mới được thành lập. Cuộc họp sẽ bầu ra ban thường vụ và các chức danh khác trong công đoàn. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đại hội, ban chấp hành phải lập hồ sơ đề nghị công đoàn cấp trên xem xét, công nhận

Bước 6. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ thành lập công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên có trách nhiệm:

  • Thẩm định quá trình thành lập công đoàn cơ sở đảm bảo tính tự nguyện, khách quan; việc bầu cử tại đại hội thành lập và bầu cử tại hội nghị ban chấp hành theo đúng quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
  • Trường hợp công đoàn cơ sở thành lập đúng quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam thì ban hành quyết định công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở (nghiệp đoàn cơ sở), ban chấp hành và các chức danh của ban chấp hành theo quy định.
  • Trường hợp không đủ điều kiện công nhận đoàn viên hoặc công đoàn cơ sở hoặc các chức danh được bầu, công đoàn cấp trên thông báo bằng văn bản để tập thể người lao động được biết; đồng thời hướng dẫn thực hiện đúng quy trình, thủ tục để được công nhận, hoặc tiếp tục tuyên truyền, vận động người lao động tự nguyện liên kết thành lập công đoàn cơ sở theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Bước 7. Khi được công đoàn cấp trên công nhận, ban chấp hành công đoàn cơ sở thực hiện các thủ tục khắc dấu; đồng thời triển khai tổ chức các hoạt động theo quy định của Điều lệ và Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam; hướng dẫn của công đoàn cấp trên và kế hoạch hoạt động đã được thống nhất tại hội nghị thành lập công đoàn cơ sở.

Cơ sở pháp lý: Điều 14 Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII ban hành theo Quyết định số 174/QĐ-TLĐ ngày 03/2/2020 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Điều 12 Hướng dẫn số  03/HD-TLĐ

Tư vấn thành lập công đoàn cơ sở

  • Tư vấn quy trình thành lập công đoàn cơ sở.
  • Tư vấn về điều kiện thành lập công đoàn cơ sở
  • Bầu cử tại đại hồi thành lập công đoàn cơ sở
  • Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ để công nhận

Thành lập công đoàn cơ sở dựa trên sự tự nguyện. Do đó mà doanh nghiệp không bắt buộc phải thành lập công đoàn cơ sở. Vì thế nếu Quý Độc giả có mong muốn hoặc hỗ trợ thực hiện thành lập công đoàn cơ sở hãy gọi ngay cho Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp của Luật L24H qua số Hotline 1900633716 để được tư vấn. Xin cảm ơn Quý độc giả.

Scores: 4.7 (12 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,833 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716