Tội làm giả giấy tờ, con dấu, tài liệu cơ quan tổ chức

Tội làm giả giấy tờ, sử dụng con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức là hành vi trái pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Để xác định một hành vi làm giấy tờ giả, sử dụng tài liệu, con dấu giả như thế nào thì bị coi là phạm tội thì xin tham khảo bài viết dưới đây.Tội làm giả giấy tờ, sử dụng con dấu tài liệu cơ quan, tổ chức

Tội làm giả giấy tờ, sử dụng con dấu tài liệu cơ quan, tổ chức

Tội làm giả giấy tờ, sử dụng con dấu tài liệu cơ quan, tổ chức bị khởi tố khi nào?

Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức bị khởi tố khi đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung năm 2017, cụ thể:

Khách thể

  • Xâm phạm đến hoạt động đúng đắn bình thường của các cơ quan Nhà nước, tổ chức trong hoạt động quản lý hành chính về con dấu và các loại tài liệu, giấy tờ.
  • Đối tượng tác động: con dấu giả, tài liệu giả, giấy tờ giả.

Mặt khách quan

  • Tội làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ tương tự như đối với tội sản xuất hàng giả quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 chỉ khác ở chỗ “hàng hoá” thay bằng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ;
  • Có hành vi làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức: đúc, khắc… để tạo ra con dấu giả giống như con dấu của cơ quan, tổ chức đang sử dụng vào những việc trái pháp luật;
  • Có hành vi làm giả tài liệu, giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức: Là hành vi viết, vẽ, in… các loại giấy tờ, tài liệu giả giống như các loại tài liệu, giấy tờ của cơ quan, tổ chức đang sử dụng để sử dụng như làm giả giấy tờ nhà đất…;
  • Sử dụng các giấy tờ thật có chữ ký, con dấu, mẫu giấy thật nhưng tên người trong các tài liệu giấy tờ đó là giả hoặc đối tượng được nêu trong các tài liệu đó không phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Có hành vi sử dụng con dấu giả, tài liệu giả hoặc giấy tờ giả khác của cơ quan, tổ chức nhằm để lừa dối cơ quan, tổ chức, cá nhân.
  • Mặt khách quan của tội sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật thể hiện ở hành vi biết rõ con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả nhưng vẫn sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả đó thực hiện hành vi trái pháp luật. Nếu hành vi trái pháp luật đó thỏa mãn dấu hiệu của một tội phạm khác thì sẽ truy cứu cả hai tội (ví dụ: tội sử dụng giấy tờ giả và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản)
  • Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành cơ bản của phạm tội này.

Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý trực tiếp: Người phạm tội biết hành vi làm con dấu, tài liệu hoặc các giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức là hành vi làm giả và sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả đó để lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân nhưng vẫn thực hiện, mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả xảy ra hoặc không quan tâm hậu quả của hành vi đó.

Ngoài ra, chủ thể là người đủ tuổi và có đầy đủ năng lực hành vi trách nhiệm hình sự

>>> Tham khảo thêm về: Tội giả mạo trong công tác

Mức hình phạt tội sử dụng giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức

Khung thứ nhất: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

Khung thứ hai: Bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
  • Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
  • Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Khung thứ 3: bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
  • Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
  • Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Cơ sở pháp lý: Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Mức hình phạt tội sử dụng giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức

Mức hình phạt tội sử dụng giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức

Sử dụng, làm giả giấy tờ có bị xử lý hành chính không?

Hiện nay không quy định một mức xử phạt hành chính chung cho việc sử dụng các loại giấy tờ giả mà quy định việc xử phạt hành vi này trong từng lĩnh vực cụ thể. Ví dụ:

  • Nếu cá nhân nào có hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; đối với tổ chức mức phạt sẽ từ 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (khoản 4, 5 Điều 17 Nghị định 79/2015/NĐ-CP). Ngoài ra, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
  • Nếu người nào có hành vi làm giả, sử dụng giấy tờ tùy thân giả như Giấy chứng minh nhân dân (CMND), thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân giả nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng theo khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Ngoài ra, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
  • Trường hợp dùng giấy đăng ký xe – cavet xe giả (không do cơ quan có thẩm quyền cấp) thì sẽ bị công an giao thông xử phạt hành chính với 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên; 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô (Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)…

>>> Xem thêm về: Tội giả mạo chữ ký người khác

Luật sư tư vấn, bào chữa tội làm giả giấy tờ, con dấu

  • Tư vấn về các quy định của pháp luật cụ thể về tội làm giả giấy tờ và định khung hình phạt đối với tội này;
  • Tư vấn về các tình tiết để được xem xét giảm nhẹ hay tăng năng khung hình phạt, chuyển khung hình phạt đối với tội làm giả giấy tờ, con dấu;
  • Tư vấn và hỗ trợ các biện pháp nhằm bảo lãnh bị can, bị cáo được tại ngoại theo quy định pháp luật;
  • Làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo của tội làm giả giấy tờ, con dấu;
  • Thực hiện quyền bào chữa cho bị can, bị cáo, người bị tạm giữ và bảo vệ quyền lợi;
  • Luật sư đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, thay mặt bị cáo biện luận trước tòa, tham gia tranh luận với đại diện Viện kiểm soát nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo.

Luật sư tư vấn, bào chữa tội làm giả giấy tờ, con dấu

Luật sư tư vấn, bào chữa tội làm giả giấy tờ, con dấu

Chỉ khi đủ các yếu tố cấu thành Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức thì mới có thể truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn Luật Hình sự hoặc thuê Luật sư bào chữa các tội làm giả con dấu xin vui lòng liên hệ qua số Hotline: 1900.633.716 để được luật sư hình sự tư vấn hỗ trợ kịp thời.

Scores: 4.9 (13 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,920 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716