Thủ tục thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty năm 2023

Bổ sung ngành nghề kinh doanhthủ tục thường gặp sau khi thành lập doanh nghiệp đối với các công ty có nhu cầu muốn bổ sung ngành nghề kinh doanh và mở rộng quy mô kinh doanh. Sau đây, Luật L24H sẽ cung cấp đến quý khách hàng các hướng dẫn theo Luật doanh nghiệp 2020 các thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh, chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ đối với các loại hình doanh nghiệp khác nhau như là Công ty cổ phần, Công ty TNHH 1 thành viên.

Hồ sơ cần chuẩn bị

Hồ sơ cần chuẩn bị để bổ sung ngành nghề kinh doanh

Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh

Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-1, Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT về Đăng ký doanh nghiệp);

Quyết định về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh:

  • Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
  • Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
  • Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
  • Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
    Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp kèm theo:
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư;
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế;
  • Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp quy định tại Phụ lục II-17 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT về Đăng ký doanh nghiệp.

Lưu ý: Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty.

Thủ tục bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh

Bước 1: Chuẩn bị thông tin, tài liệu cho việc bổ sung ngành nghề kinh doanh
Xác định việc thay đổi ngành nghề kinh doanh là theo hướng bổ sung ngành nghề kinh doanh hay là bớt ngành nghề kinh doanh.

  • Trường hợp bổ sung ngành nghề cần chuẩn bị sẵn mã ngành nghề kinh doanh dự định thêm
  • Trường hợp bớt (rút) ngành nghề sẽ cần liệt kê ngành nghề cần rút trong đăng ký kinh doanh.

Bước 2: Soạn hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh đầy đủ theo quy định

Bước 3: Nộp hồ sơ bổ sung thay đổi tới phòng đăng ký kinh doanh
Hồ sơ sau khi đã chuẩn bị xong sẽ được nộp trực tuyến trên cổng thông tin quốc gia để được thẩm định hồ sơ.

Bước 4: Thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ thay đổi ngành nghề tại cơ quan chức năng
Trong thời gian 03 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, phòng đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thẩm định nội dung hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 5: Cấp giấy xác nhận đăng ký ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp
Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, chuyên viên sẽ yêu cầu doanh nghiệp sẽ gửi bản cứng (hồ sơ giấy) đến Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để cấp giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh mới.

Mẫu thông báo bổ sung ngành nghề kinh doanh 2021

Phụ lục II-9
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT
ngày 16 tháng 03 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

TÊN DOANH NGHIỆP
Số: …………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày…… tháng…… năm ……

THÔNG BÁO

Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố ………
Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa):………………………………………………………………
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế:………………………………………………………………………….
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế): …………… Ngày cấp …/…/…… Nơi cấp:……………………………..
Doanh nghiệp đăng ký thay đổi trên cơ sở (chỉ kê khai trong trường hợp doanh nghiệp đăng ký thay đổi trên cơ sở tách doanh nghiệp hoặc sáp nhập doanh nghiệp, đánh dấu X vào ô thích hợp):

  • Đăng ký thay đổi trên cơ sở tách doanh nghiệp
  • Đăng ký thay đổi trên cơ sở sáp nhập doanh nghiệp

Thông tin về doanh nghiệp bị sáp nhập (chỉ kê khai trong trường hợp doanh nghiệp đăng ký thay đổi trên cơ sở sáp nhập doanh nghiệp):
Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa):………………………………………………………………
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế:………………………………………………………………………….
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế): …………… Ngày cấp …/…/…… Nơi cấp:……………………………..
Đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện chấm dứt tồn tại đối với doanh nghiệp bị sáp nhập và các chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp bị sáp nhập.

Doanh nghiệp có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh [1]: Có Không

Chi phí bổ sung ngành nghề kinh doanh
Chi phí bổ sung ngành nghề kinh doanh

Lệ phí, chi phí bổ sung ngành nghề kinh doanh

  • 100.000 đồng/lần, nộp tại thời điểm nộp hồ sơ nếu đăng ký trực tiếp.
  • Miễn lệ phí đối với trường hợp đăng ký qua mạng điện tử
  • Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp 300.000 đồng/lần

Căn cứ pháp lý: Thông tư số 47/2019/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp.

Thời gian đăng ký bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử: quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ bằng bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.

Lưu ý khi bổ sung ngành nghề kinh doanh

Một số lưu ý về hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh.

  • Cần phải sử dụng mẫu thông báo đúng theo quy định. Mẫu thông báo tại Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT.
  • Các nội dung bắt buộc phải kê khai trong mẫu thông báo cần phải chính xác.
    Lưu ý ghi mã ngành kinh tế Việt Nam trong hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh.
  • Khi ghi mã ngành nghề kinh tế trong hồ sơ, doanh nghiệp cần nghi mã ngành cấp 4 được quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ – TTG về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành;
  • Khi bổ sung ngành nghề kinh doanh, với các ngành nghề có Luật chuyên ngành điều chỉnh, doanh nghiệp ghi nhận ngành nghề theo văn bản pháp luật chuyên ngành và sau đó tìm mã tương ứng áp vào mã ngành cấp 4 trong hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh.
  • Đối với ngành nghề có điều kiện và yêu cầu chứng chỉ hành nghề khi hoạt động khi ghi mã ngành nghề, doanh nghiệp tìm mã tương ứng áp vào mã ngành cấp 4 trong hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh.

Lưu ý: Tại thời điểm hiện tại, khi thêm ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề, doanh nghiệp không cần phải nộp kèm theo hồ sơ chứng chỉ hành nghề đối với ngành nghề thay đổi, bổ sung.

Một số câu hỏi thường gặp

Một số câu hỏi thường gặp

Một số câu hỏi thường gặp khi bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh

Nộp hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh ở đâu?

  • Hồ sơ sau khi soạn thảo xong, doanh nghiệp sẽ phải scan và nộp tại Cổng thông tin Đăng ký doanh nghiệp quốc gia (địa chỉ website: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/).
  • Khi nhận được thông báo hồ sơ hợp lệ từ Cổng thông tin Đăng ký doanh nghiệp quốc gia, doanh nghiệp sẽ dùng hồ sơ giấy (bản cứng) nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đăng ký thành lập.

Sau khi bổ sung ngành nghề kinh doanh có phải công bố trên cổng thông tin quốc gia?

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh sau khi đã bổ sung hoặc rút gọn).

Doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không có mã ngành cấp 4 thì đăng ký như thế nào?

Doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp sau để đăng ký những ngành nghề kinh doanh không có mã:
Theo nội dung tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, đối với mỗi nhóm ngành, nghề lớn (cấp 2, cấp 3) đều có các mã ngành nghề nhỏ (cấp 4, cấp 5) là “ngành, nghề khác chưa được phân vào đâu”.
Khi kinh doanh các ngành, nghề không có mã theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, doanh nghiệp không cần phải trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bổ sung mà chỉ cần xếp vào các mã ngành, nghề chưa được phân vào đâu.

Dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh tại Luật L24H

  • Tư vấn quy trình, thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh tại văn phòng TP HCM.
  • Tư vấn lựa chọn mã ngành nghề kinh doanh đúng quy định pháp luật, tư vấn ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, ngành nghề yêu cầu bằng cấp chuyên môn…
  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị tài liệu cần thiết, cung cấp mẫu bổ sung, mẫu đăng ký.
  • Soạn thảo và thay mặt khách hàng nộp hồ sơ thay đổi ngành nghề hoàn tất thủ tục đăng ký tại phòng đăng ký kinh doanh;
  • Theo dõi hồ sơ, bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu;
  • Nhận giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh mới của công ty;
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý khác liên quan sau khi bổ sung ngành nghề.

Trên đây là toàn bộ thông tin về trình tự thủ tục, hồ sơ cần chuẩn bị bổ sung ngành nghề kinh doanh. Nếu quý khách có bất kỳ vướng mắc nào cần luật sư doanh nghiệp tư vấn vui lòng liên hệ qua HOTLINE 1900633716 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.

Scores: 4.7 (49 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,791 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716