Nhà tình nghĩa có được phép giao dịch không là câu hỏi mà những gia đình có hoàn cảnh khó khăn được trao tặng nhà tình nghĩa (nhà tình thương) nhưng không còn nhu cầu ở nữa quan tâm. Vậy pháp luật có quy định gì về việc giao dịch nhà tình nghĩa (chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp…)? Trình tự thủ tục giao dịch như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu dưới bài tư vấn này.
Nhà tình nghĩa, tình thương có được bán không
Nhà tình nghĩa là gì?
Nhà tình nghĩa là nhà ở được xây từ các nguồn từ thiện của các tổ chức hoặc chính quyền. Loại hình nhà ở này dành cho những cá nhân hoặc gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thường là những người cao tuổi không đủ khả năng chi trả tiền thuê nhà, những người già cả, neo đơn, giúp họ có chỗ để sinh sống.
Quỹ xây nhà tình nghĩa thường được duy trì bởi những người mong muốn giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn hoặc một tổ chức từ thiện.
Như vậy, có thể thấy nhà tình nghĩa là một trong những chính sách thiện nguyện xã hội. Nó góp phần rất lớn trong chính sách an sinh – xã hội của các quốc gia, chính quyền địa phương.
Quy định của pháp luật về việc giao dịch nhà tình nghĩa
Điều kiện để nhà tình nghĩa tham gia giao dịch
Vì nhà tình nghĩa thuộc dạng nhà ở nên căn cứ theo Khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở 2014 có quy định về điều kiện để nhà ở tham gia giao dịch:
- Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 118 Luật Nhà ở 2014
- Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu, đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn
- Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền
Điều kiện để nhà tham gia giao dịch
Hợp đồng giao dịch nhà tình nghĩa có cần công chứng không
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 có quy định:
Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương, mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, mua bán cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư, góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức, cho thuê cho mượn cho ở nhà, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
Như vậy, đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa thì hợp đồng tặng cho không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Các trường hợp còn lại thì thực hiện theo quy định tại Điều 120 Luật nhà ở 2014.
Trình tự, thủ tục thực hiện giao dịch nhà tình nghĩa
Căn cứ theo Điều 120 Luật Nhà ở 2014 thì trình tự và thủ tục để thực hiện giao dịch bao gồm:
- Các bên tham gia giao dịch nhà ở thỏa thuận lập hợp đồng mua bán, cho thuê, thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở hoặc văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại (sau đây gọi chung là hợp đồng về nhà ở) có các nội dung quy định tại điều 121 của Luật Nhà ở 2014, trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương thì cần lập văn bản tặng cho
- Các bên thỏa thuận để một bên thực hiện nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối nhà ở đó, trường hợp mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư dự án thì chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho bên mua, bên thuê mua, trừ trường hợp bên mua, bên thuê mua tự nguyện làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện cấp Giấy chứng nhận cho bên mua, bên thuê mua, bên nhận tặng cho, nhận đổi, nhận góp vốn, nhận thừa kế nhà ở cùng với nhận chuyển quyền sử dụng đất ở hợp pháp có nhà ở đó thì đồng thời công nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho bên nhận quyền sở hữu nhà ở.
Có thể thấy, trình tự thủ tục để giao dịch nhà tình nghĩa cũng như trình tự thủ tục giao dịch nhà ở và được pháp luật quy định chi tiết tại Điều 120 Luật Nhà ở 2014.
>>> Xem thêm: Tư vấn thủ tục mua bán nhà đất
Giao dịch nhà tình nghĩa
Luật sư tư vấn về việc giao dịch nhà tình nghĩa
- Luật sư tư vấn thủ tục giao dịch nhà tình nghĩa
- Hỗ trợ hồ sơ, hợp đồng giao dịch nhà tình nghĩa
- Giải đáp thắc mắc về điều kiện để giao dịch nhà tình nghĩa
- Tư vấn khi xảy ra tranh chấp giao dịch nhà tình thương
Như vậy, nhà tình nghĩa có thể giao dịch như nhà ở miễn là phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu quý khách có câu hỏi về thủ tục để giao dịch nhà tình nghĩa hay nhờ luật sư tư vấn luật dân sự giúp đỡ để giao dịch nhà tình nghĩa có thể liên hệ trực tiếp đến số HOTLINE Luật L24H 1900.633.716 để được luật sư hỗ trợ trực tuyến miễn phí.
Luật sư cho mình hỏi với: Khi sang tên giấy chứng nhận quyền sd đất . Muốn bỏ chữ nhà tình nghĩa trên sổ thì phải làm gì ạ
Cảm ơn Quý khách đặt cầu hỏi cho Luật L24h. Chúng tôi xin tư vấn đề của Quý khách như sau:
Căn cứ khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở 2014 quy định về điều kiện chuyển nhượng nhà ở bao gồm:
– Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật
– Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
– Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, nếu nhà tình nghĩa của quý khách đáp ứng đủ các điều kiện trên thì được phép chuyển nhượng. Sau khi chuyển nhượng thì thực hiện thủ tục sang tên tại cơ quan có thẩm quyền (Văn phòng đăng ký đất đai hoặc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất)
Đối với thông tin nhà tình nghĩa được ghi nhận trong Giấy chứng nhận. Trong trường hợp này nếu hiện trạng nhà tình nghĩa vẫn còn thì không thể bỏ chữ nhà tình nghĩa trên giấy chứng nhận được.
Cảm ơn Quý khách hàng đã đặt câu hỏi đến Luật L24H, Chúng tôi đã phản hồi qua Email và đã liên hệ qua số điện thoại của quý khách