Hợp đồng hôn nhân là gì? Ở Việt Nam có công nhận hợp pháp không?

Hợp đồng hôn nhân hiện nay vẫn đang là một vấn đề pháp lý còn gây tranh cãi. Một số ý kiến cho rằng nó gây ảnh hưởng xấu đến chế độ hôn nhân tại Việt Nam, các hợp đồng này phải bị vô hiệu. Tuy nhiên, thực tế vẫn tồn tại các giao dịch tiền hôn nhân không những không vi phạm pháp luật mà còn được công nhận một cách hợp pháp.

Hợp đồng hôn nhân

Hợp đồng hôn nhân

Khái niệm về Hợp đồng hôn nhân

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự, căn cứ theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015.

Tuy nhiên, đối với vấn đề về hợp đồng hôn nhân thì pháp luật Việt Nam hiện hành vẫn chưa đưa ra bất kỳ khái niệm chính thức nào. Từ thực tiễn có thể hiểu hợp đồng hôn nhân là sự thỏa thuận giữa vợ chồng về các vấn đề liên quan đến hôn nhân, bao gồm cả kết hôn, ly hôn, quyền, nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con cái, cấp dưỡng…

Các trường hợp hợp đồng hôn nhân được công nhận hợp pháp

Các trường hợp hợp đồng hôn nhân được công nhận hợp pháp

trường hợp hợp đồng hôn nhân được công nhận hợp pháp

Căn cứ theo Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, giữa vợ chồng chỉ có thỏa thuận về chế độ tài sản là dạng thỏa thuận có thể lập thành hợp đồng. Theo đó, trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.

Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bao gồm:

  • Tài sản nêu trong hợp đồng có thể là tài sản chung hoặc là tài sản riêng của vợ, chồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  • Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;
  • Nội dung khác có liên quan.

(CSPL: Điều 47, Điều 48 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

Mức xử phạt hành chính của việc lập hợp đồng hôn nhân

Hủy kết hôn đối với hợp đồng hôn nhân

Căn cứ theo Khoản 11 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc kết hôn giữa hai bên nam, nữ mà không nhằm mục đích kết hôn hoặc việc tạo lập hợp đồng hôn nhân vì mục đích mục đích xây dựng gia đình thì sẽ bị coi là kết hôn giả tạo. Khi đó, tòa án có quyền tiến hành ra quyết định hủy kết hôn đối với việc kết hôn trái pháp luật theo khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP của Tòa án Nhân dân tối cao – Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao – Bộ Tư pháp ban hành ngày 06 tháng 01 năm 2016.

Theo Điều 12 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật được quy định như sau:

  • Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
  • Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.
  • Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Trường hợp hợp đồng hôn nhân giả tạo bị xử phạt vi phạm hành chính

Xử phạt hành chính đối với hành vi tạo lập hợp đồng hôn nhân

Xử phạt hành chính đối với hành vi tạo lập hợp đồng hôn nhân

Căn cứ điểm d Khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15 tháng 7 năm 2020, quy định về hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng. Theo đó, hành vi lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài hoặc trường hợp kết hôn để hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Luật sư tư vấn về hợp đồng hôn nhân

  • Tư vấn hướng dẫn tạo lập hợp đồng hôn nhân về tài sản có hiệu lực hợp pháp theo quy định của pháp luật;
  • Tư vấn về thủ tục hủy kết hôn trái pháp luật;
  • Tư vấn chia tài sản của bên nam, nữ sau khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy.

Có thể thấy, pháp luật không ủng hộ và không bảo vệ các quan hệ giả tạo trong hôn nhân, tuy nhiên, đối với những thỏa thuận của bên nam, nữ trước về tài sản trước khi kết hôn vẫn được nhà nước tôn trọng. Mọi thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn về Luật Hôn nhân và gia đình, kính mời Quý khách liên hệ số hotline 1900.633.716 để được các luật sư của Luật L24H hỗ trợ tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.

Scores: 4.5 (37 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716