Chế độ chăm sóc y tế cho người bị tạm giữ, tạm giam

Chế độ chăm sóc y tế cho người bị tạm giữ với mục đích nhân đạo giúp phạm nhân, người đang thi hành án hình sự nói chung và người bị tạm giữ nói riêng chăm sóc sức khỏe trong trường hợp bị ốm đau, bệnh tật, thương tích và điều trị tại cơ sở y tế của cơ sở giam giữ. Những vấn đề pháp lý liên quan đến chế độ chăm sóc y tế cho người bị tạm giữ được Luật L24H tư vấn đến Quý khách hàng qua bài viết này.

>>> Xem thêm: Tết Âm lịch người nhà muốn gặp phạm nhân được không

Chăm sóc y tế cho người bị tạm giữ

Chăm sóc y tế cho người bị tạm giữ

Quy định về chế độ chăm sóc y tế cho người bị tạm giữ

Người bị tạm giữ

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 thì người bị tạm giữ là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Cũng trên tinh thần đó, khoản 1 Điều 59 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cũng định nghĩa thuật ngữ người bị tạm giữ theo hướng liệt kê như sau: Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.

Bên cạnh đó, người bị tạm giữ theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 bao gồm các quyền sau:

  • Được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;
  • Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
  • Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
  • Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
  • Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
  • Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
  • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về việc tạm giữ.

Nhìn chung người bị tạm giữ theo quy định của pháp luật đều thực hiện trong suốt quá trình tố tụng hình sự, nhằm phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án.

>>> Xem thêm: Cần làm gì khi người nhà bị tạm giam, tạm giữ quá thời

Chế độ chăm sóc y tế

Pháp luật không quy định cụ thể như thế nào là chế độ chăm sóc y tế nhưng có thể hiểu chế độ chăm sóc y tế là các quy định được áp dụng dành riêng cho một hoặc một số chủ thể nhất định liên quan đến hoạt động chăm sóc sức khỏe con người theo đúng chuẩn mực y tế và cộng đồng.

Chế độ chăm sóc y tế cho người bị tạm giữ

Từ nội dung tìm hiểu về người bị tạm giữ và chế độ chăm sóc y tế, có thể hiểu chế độ chăm sóc y tế đối với người bị tạm giữ là các quy định được áp dụng riêng cho người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định về hoạt động chăm sóc sức khỏe cho họ, được khám bệnh, chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh.

>>> Xem thêm: Mẫu đơn xin thăm gặp phạm nhân

Quyền được chăm sóc y tế của người bị tạm giữ hình sự

Người bị tạm giữ có quyền được khám chữa bệnh

Người bị tạm giữ có quyền được khám, chữa bệnh

Mặc dù đang bị tạm giữ hình sự để phục vụ cho quá trình điều tra, giải quyết vụ án nhưng người bị tạm giữ vẫn có quyền được chăm sóc y tế như tất cả các chủ thể khác trong xã hội, do sức khỏe liên quan trực tiếp đến quyền được sống mà Hiến pháp quy định.

Quyền được chăm sóc y tế của người bị tạm giữ hình sự được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, cụ thể là: Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo, tài liệu.

Thêm vào đó, căn cứ điểm a khoản 1 Điều 14 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, Nhà tạm giữ có buồng tạm giữ, buồng tạm giam, buồng kỷ luật, buồng quản lý phạm nhân; có các công trình phục vụ việc quản lý giam giữ, hoạt động tố tụng hình sự. Tùy quy mô giam giữ, nhà tạm giữ có thể có các công trình phục vụ sinh hoạt, chăm sóc y tế, giáo dục người bị tạm giữ, người bị tạm giam, thi hành án phạt tù; có các công trình làm việc, sinh hoạt của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức công tác tại nhà tạm giữ.

Như vậy, người bị tạm giữ vẫn có quyền được chăm sóc y tế khi đang bị tạm giữ và để phục vụ cho việc điều trị, chăm sóc các phạm nhân thì các cơ sở giam giữ phải có nhà tạm giữ phù hợp, thuận tiện giúp người bị tạm giữ thực hiện tốt quyền này.

Kinh phí chăm sóc y tế cho người bị tạm giữ

Chi phí khám, chữa bệnh của người bị tạm giữ

Chi phí khám, chữa bệnh của người bị tạm giữ

Kinh phí khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc y tế và phòng chống dịch bệnh cho người bị tạm giữ được quy định như sau:

  • Tiền thuốc chữa bệnh thông thường cho người bị tạm giữ được cấp tương đương 03 kg gạo tẻ/người/tháng.
  • Kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho người bị tạm giữ căn cứ theo mức độ nặng, nhẹ của bệnh tật và được thanh toán theo định mức chế độ bảo hiểm y tế.
  • Trường hợp người bị tạm giữ mắc bệnh nặng, kinh phí điều trị vượt quá định mức chi trả theo quy định của bảo hiểm y tế sẽ do ngân sách nhà nước bảo đảm, trừ trường hợp thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ tự nguyện chi trả kinh phí điều trị bệnh.
  • Cơ sở giam giữ có trách nhiệm thanh toán chi phí thực tế trong việc khám bệnh, chữa bệnh cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam tại bệnh xá, bệnh viện trong cơ sở giam giữ và các cơ sở y tế của Nhà nước.
  • Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước có trách nhiệm phối hợp với các cơ sở giam giữ trên địa bàn, tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho người bị tạm giữ; xây dựng hoặc bố trí khu, buồng riêng để khám bệnh, chữa bệnh cho người bị tạm giữ phòng trực của cán bộ quản lý phù hợp với điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Căn cứ pháp lý: Điều 7 Nghị định 120/2017/NĐ-CP và khoản 4 Điều 1 Nghị định 113/2021/NĐ-CP

Như vậy, chi phí thực tế trong việc khám bệnh, chữa bệnh cho người bị tạm giữ tại cơ sở y tế của cơ sở giam giữ và các cơ sở y tế của Nhà nước đều do cơ sở giam giữ có trách nhiệm thanh toán. Trừ trường hợp có người tự nguyện chi trả kinh phí điều trị bệnh cho người bị tạm giữ.

Tư vấn quy định đưa người bị tạm giữ đi chăm sóc y tế tại cơ sở y tế bên ngoài

  • Tư vấn quyền và nghĩa vụ người bị tạm giữ (quyền được bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm và nội quy của cơ sở giam giữ)
  • Tư vấn các trường hợp luật định cho phép đưa người bị tạm giữ đi chăm sóc y tế tại cơ sở y tế bên ngoài
  • Chuẩn bị hồ sơ giấy tờ đính kèm liên quan đến thủ tục đưa người bị tạm giữ đi chăm sóc y tế tại cơ sở y tế bên ngoài
  • Hướng dẫn xin lệnh trích xuất từ Thủ trưởng cơ sở giam giữ và thông báo cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và các cá nhân liên quan để thực hiện phối hợp chăm sóc, điều trị

>>> Xem thêm: Thủ tục xin bảo lãnh tại ngoại cho bị cáo đang bị tạm giữ hình sự 2023

Người bị tạm giữ ốm đau, bệnh tật vẫn có quyền được hưởng chế độ chăm sóc y tế và chi phí khám, chữa bệnh sẽ do cơ sở giam giữ chi trả. Như vậy, vấn đề chăm sóc y tế của người bị tạm giữ đã được Luật L24H chia sẻ qua bài viết. Nếu Quý khách hàng cần tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan trong từng trường hợp cụ thể, vui lòng liên hệ trực tiếp qua 1900.633.716 để được luật sư hình sự tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.

Scores: 5 (23 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,814 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716