Cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên Tiki là cụm từ không còn quá xa lạ khi hiện nay các tội phạm lừa đảo ngày càng xuất hiện nhiều hơn với các chiêu trò khác nhau. Vậy khi bị lừa chuyển tiền trên Tiki có lấy lại tiền được không và trình tự thực hiện ra sao, hãy cùng Luật L24H tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
lấy lại tiền khi bị Lừa đảo trên Tiki
Các phương thức lừa đảo trên Tiki
Hiện nay, các đối tượng lừa đảo ngày càng có những chiêu trò, hình thức tinh ranh nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người hơn. Một số cách thức lừa đảo phổ biến có thể kể đến như:
- Giả mạo tài khoản Tiki để lừa tiền của những người nhẹ dạ cả tin thông qua các yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.
- Gửi tin nhắn lừa đảo qua tài khoản Tiki như trúng thưởng, tuyển dụng để yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng và mật khẩu.
- Đăng bán mặt hàng giá rẻ và không giao hàng hoặc giao hàng không đúng.
- Tạo trang web Tiki giả để tuyển cộng tác viên làm việc online tại nhà để nạp tiền và bán hàng lấy hoa hồng.
Phương thức lừa đảo trên tiki
Quy định về xử phạt hành vi lừa đảo trên Tiki
Mức xử phạt hành vi lừa đảo
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả
Đối với tổ chức thì mức phạt tiền sẽ gấp đôi theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Xử lý hình sự
Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Tái phạm nguy hiểm;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
>>> Tham khảo thêm về: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Bộ Luật Hình Sự
Bị lừa đảo trên mạng có lấy lại tiền được không?
Lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng
Trong hầu hết các trường hợp, tội phạm lừa đảo một khi đã thực hiện thành công hành vi lừa đảo của mình sẽ không hoàn trả lại tiền cho người bị lừa. Việc có lấy lại tiền sau khi bị lừa đảo trên Tiki phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nghiêm trọng, thời gian phát hiện và tố cáo cũng như sự hợp tác với cơ quan chức năng.
Khi đã phát hiện mình đã bị lừa tiền, chỉ có cách duy nhất là trình báo ra cơ quan công an tại nơi cư trú. Việc đầu tiên mà người bị hại cần làm làm thu thập tất cả các thông tin như nội dung tin nhắn, số điện thoại, tài khoản ngân hàng lừa chuyển khoản… làm chứng cứ tố giác với cơ quan chức năng để có cơ hội lấy lại tiền đã mất.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng
Trình tự, thủ tục tố cáo khi bị lừa đảo trên Tiki
Hồ sơ tố cáo
Khi tố cáo lừa đảo qua mạng tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết, cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
- Đơn trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
- Chứng minh nhân dân/căn cước công dân mã vạch/căn cước công dân gắn chip của bị hại (bản sao công chứng);
- Chứng cứ kèm theo để chứng minh (video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội,…).
>>> Xem thêm: Tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu, cách lấy lại tiền
Thẩm quyền giải quyết
Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
- Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
- Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
Ngoài ra, thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố bao gồm:
- Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
- Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.
Quy trình xử lý đơn tố cáo
Căn cứ Điều 11 Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BNN&PTNT quy định kể từ ngày nhận được tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết, trong thời hạn giải quyết tố cáo theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo thực hiện các thủ tục sau:
- Kiểm tra điều kiện thụ lý tố cáo theo quy định tại Điều 9 của Thông tư liên tịch này.
- Ban hành quyết định xác minh nội dung tố cáo. Trường hợp người giải quyết tố cáo không trực tiếp tiến hành xác minh thì ra quyết định phân công người tiến hành xác minh nội dung tố cáo. Người được phân công xác minh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch xác minh nội dung tố cáo trình người có thẩm quyền phê duyệt.
- Làm việc với người tố cáo, yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ để làm rõ nội dung tố cáo. Trường hợp không làm việc trực tiếp với người tố cáo vì lý do khách quan thì có văn bản yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng để làm rõ nội dung tố cáo.
- Làm việc với người bị tố cáo, yêu cầu giải trình về những nội dung bị tố cáo và cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung bị tố cáo. Trong trường hợp giải trình của người bị tố cáo chưa rõ, thông tin, tài liệu, chứng cứ do người bị tố cáo cung cấp chưa đầy đủ thì yêu cầu người bị tố cáo tiếp tục giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ về các vấn đề còn chưa rõ.
- Ban hành văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo. Trong trường hợp cần thiết, người xác minh trực tiếp làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo.
- Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân.
- Khi thời hạn xác minh nội dung tố cáo đã hết, nhưng nội dung xác minh chưa thực hiện xong thì người giải quyết tố cáo xem xét gia hạn thời hạn xác minh. Thời hạn gia hạn xác minh không vượt quá thời hạn giải quyết tố cáo.
- Kết thúc xác minh, người được phân công xác minh phải có văn bản báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo và đề xuất hướng giải quyết.
- Ban hành quyết định giải quyết tố cáo.
>>> Xem thêm: Bị lừa tiền qua mạng báo ai, tố cáo ở đâu
Tư vấn cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên Tiki
- Tư vấn trường hợp bị lừa đảo và cách lấy lại tiền;
- Tư vấn hồ sơ tố cáo lừa đảo qua mạng;
- Tư vấn, soạn thảo đơn tố cáo;
- Đại diện theo ủy quyền để tham gia làm việc bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho thân chủ;
- Luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng trong suốt quá trình diễn ra việc giải quyết tố cáo và tranh tụng ở Tòa án.
Với thủ đoạn ngày càng tinh vi và nguy hiểm của tội phạm lừa đảo, cách lấy lại tiền khi bị lừa trên Tiki chỉ có cách duy nhất là thu thập chứng cứ và trình báo ra cơ quan công an để điều tra xử lý. Ngoài ra, Quý bạn đọc cần nắm rõ kiến thức pháp luật để tránh rơi vào trường hợp nêu trên cũng như để bảo vệ quyền lợi cho bản thân. Nếu có bất kì câu hỏi thắc mắc nào hoặc cần luật sư tư vấn hỗ trợ ngay vui lòng liên hệ Hotline: 1900.633.716 để được Luật sư Hình sự giải đáp kịp thời miễn phí.