Tụ tập hát hò, gây mất trật tự công cộng bị xử phạt như thế nào?

Tụ tập hát hò gây mất trật tự công cộng bị xử phạt theo quy định pháp luật, việc tụ tập gây mất trật tự công cộng được hiểu là hành động làm náo loạn, hò hét, ồn ào làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự và văn hóa xã hội. Bài viết này tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc hiểu biết thêm về việc xử phạt hành chính hành vi vi phạm nào sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định theo luật.

Tụ tập hát hò gây mất trật tự công cộng

Hành vi tụ tập hát hò gây mất trật tự công cộng

Khi nào tụ tập hát hò bị xem là gây rối mất trật tự công cộng ?

Tuy chưa có quy định cụ thể về gây rối trật tự công cộng nhưng ta có thể hiểu đây là hành vi cố ý thực hiện có chủ đích của đối tượng. tác động gây nên náo loạn, làm mất tình trạng ổn định, đối tượng thực hiện có thể là cá nhân tổ chức hoạt động gây mất trật tự tại nơi công cộng. Đối với việc tụ tập hát hò gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn, xã hội hoặc đã bị xử phạt với hành vi tụ tập hát hò hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì được xem là gây rối trật tự công cộng (Điều 318 Bộ luật hình sự 2015), còn nếu không gây ảnh hưởng đến việc trên thì không được xem là tội gây rối trật tự công cộng.

Việc tụ tập, hát hò gây mất trật tự công cộng sẽ bị xử phạt như thế nào?

Xử phạt hành chính

Tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về việc xử phạt hành chính đối với hành vi hát hò gây mất trật tự cụ thể là khi một đối tượng “Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác, trừ trường hợp “Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng hay gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc công cụ, đồ vật, phương tiện khác có khả năng sát thương” sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

Và ngoài ra còn có xử phạt bổ sung như sau :

  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, d, đ và g khoản 2; điểm đ khoản 3; các điểm b, e và i khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6 và 10 Điều này;
  • Tước quyền sử dụng giấy phép của cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm h và i khoản 3 và khoản 9 Điều này;
  • Tước quyền sử dụng phép bay từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 6, 7, 8 và 11 Điều này;
  • Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm c, e và g khoản 4 Điều này.

Cùng với đó tại Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP còn quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính:

Như vậy, việc tụ tập hát hò, gây mất trật tự ở nơi công cộng sẽ bị xử phạt hành chính. Cụ thể, sẽ bị xử phạt từ 1.00.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, đối với tổ chức mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Ngoài ra tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ theo Điều 318 Bộ luật hình sự 2015, trường hợp bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm khi gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Và sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với hành vi phạm tội :

  • Có tổ chức;
  • Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
  • Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
  • Xúi giục người khác gây rối;
  • Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Như vậy gây mất trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Bị truy cứu trách nhiệm hình sự hành hung công an nhắc nhở

Bị truy cứu trách nhiệm hình sự hành hung công an nhắc nhở

Thời hiệu xử phạt hành chính hành vi hát hò mất trật tự

Quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội là 01 năm.

Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

  • Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
  • Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
  • Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Như trên có thể thấy thời hiệu xử phạt hành vi hát hò gây mất trật tự công cộng là 01 năm.

Thời hiệu xử phạt hành chính hành vi tụ tập hát hò

Thời hiệu xử phạt hành chính hành vi tụ tập hát hò

Quy trình xử phạt hành chính hành vi gây mất trật tự công cộng như thế nào?

Cũng như bao hành vi bị xử phạt hành chính khác thì việc này sẽ được thực hiện theo Mục 1 Chương III Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi, bổ sung 2022 như sau:

  1. Bước 1: Xác định cơ quan đó có thuộc thẩm quyền của lĩnh vực không. Người có thẩm quyền buộc đối tượng chấm dứt hành vi vi phạm, việc này được thực hiện bằng hình thức là lời nói, hiệu lệnh, văn bản, hoặc hình thức khác pháp luật quy định.
  2. Bước 2: Người có thẩm quyền lập biên bản đối với hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền của mình. Trường hợp xử phạt không cần lập biên bản sẽ được quy định tại Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Đối tượng vi phạm sẽ nhận được biên bản sau khi cơ quan có thẩm quyền lập xong.
  3. Bước 3: Xác minh tình tiết vụ việc vi phạm tại Điều 59 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
  4. Bước 4: Căn cứ vào giá trị tang vật vi phạm sẽ xác định thẩm quyền xử phạt. Thời hạn tạm giữ tang vật để xác định không quá 24 giờ tính từ thời điểm ra quyết định tạm giữa được quy định theo luật
  5. Bước 5: Giải trình theo Điều 61 Luật xử lý vi phạm hành chính 2020
  6. Bước 6: Chuyển hồ sơ vi phạm nếu phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm. Còn trường hợp nếu không có dấu hiệu phạm tội, truy cứu trách nhiệm hình sự thì tiến hành ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo các giai đoạn:
  • Gửi, chuyển, công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm.
  • Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo đúng thời gian ghi trên đó.
  • Cơ quan có thẩm quyền thực hiện biện pháp Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính nếu trường hợp  bên bị xử phạt không tự nguyện thi hành quyết định theo đúng thời gian yêu cầu.

Tư vấn về vi phạm đối với hành vi gây rối mất trật tự công cộng

  • Tư vấn về hồ sơ trình tự nộp phạt với hành vi phạm tội gây rối trật tự công cộng
  • Hỗ trợ giải đáp đưa ra hướng giải quyết có lợi cho khách hàng
  • Trực tiếp đại diện khách hàng tranh tụng hành vi gây rối
  • Tư vấn về các vấn đề liên quan

Bài viết tôi đã trình bày việc hành vi gây rối mất trật tự công cộng tụ tập hát hò sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền lên đến 2.000.000 đồng còn đối với bị truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt tù lên đến 02 năm với mức hình phạt cao nhất. Ngoài ra còn cung cấp thêm thông tin về quy trình thực hiện xử phạt cụ thể. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay mong muốn hỗ trợ tư vấn luật hình sự, dân sự, xử phạt vi phạm hành chính Quý khách có thể liên hệ với tôi HOTLINE 1900 633 716 của Văn Phòng Luật L24H để được tư vấn hỗ trợ kịp thời.

Scores: 4.5 (29 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,914 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716