Tội trộm cắp tài sản theo quy định Điều 173 Bộ Luật hình sự

Trộm cắp tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội và diễn ra ngày càng nhiều trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên ứng với từng hành vi, giá trị tài sản cụ thể mà tội trộm cắp tài sản bị xử phạt bằng nhiều khung khác nhau. Vậy các khung hình phạt như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật L24H để biết tội trộm cắp bị xử phạt như thế nào theo Bộ luật hình sự 2015.

Tội trộm cắp tài sản

Tội trộm cắp tài sản bị xử phạt như thế nào?

Thế nào là tội trộm cắp tài sản?

Tội trộm cắp tài sản có dấu hiệu bắt buộc là gây nguy hiểm cho xã hội. Cho nên, khi định tội, cần phải chứng minh thiệt hại là kết quả của hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác một cách trái pháp luật.

Các yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản

Mặt khách quan:

Về hành vi: Có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác, có nghĩa là hành vi chuyển dịch trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của mình.

Ví dụ: Tên trộm đã lấy một chiếc xe máy mang về nhà sử dụng rồi bán đi.

Đặc điểm của hành vi này là thực hiện một cách lén lút, nhằm che giấu hành vi phạm tội để chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không biết được. Đây cũng là dấu hiệu để phân biệt tội trộm cắp tài sản với các tội khác như tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, cướp tài sản,…

Việc che giấu được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau:

  • Che giấu toàn bộ hành vi: Trường hợp này thì chủ sở hữu và người quản lý tài sản hoàn toàn không biết thông tin về người phạm tội, hành vi phạm tội.
  • Che giấu một phần hành vi: Trường hợp này chủ sở hữu và người quản lý tài sản biết rõ người phạm tội nhưng không biết hành vi phạm tội.
  • Che giấu tính chất của hành vi phạm tội: Hành vi phạm tội diễn ra công khai nhưng không ai biết được việc phạm tội.

Về dấu hiệu khác:

  • Giá trị tài sản chiếm đoạt phải từ 2.000.000 đồng trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Nếu giá trị tài sản chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng thì phải thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Khách thể: Xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý.

Chủ thể: Bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Tội trộm cắp tài sản bị xử phạt như thế nào?

Bị xử phạt hành chính

Người có hành vi trộm cắp tài sản chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản.

Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội trộm cắp tài sản khi đáp ứng đủ các yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Cơ sở pháp lý: Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

>>> Tham khảo thêm về: Khung hình phạt tội trộm cắp tài sản

Tội trộm cắp tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Tội trộm cắp tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Trộm cắp tài sản dưới 02 triệu có bị đi tù không?

Người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản dưới 02 triệu đồng có thể bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.

Cụ thể, người nào trộm cắp tài sản của người khác với trị giá tài sản dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc các trường hợp như sau thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
  • Tài sản là di vật, cổ vật.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Trộm cắp tài sản dưới 02 triệu đồng nhưng nhiều lần bị xử lý như thế nào?

Trường hợp một người thực hiện nhiều lần hành vi trộm cắp tài sản những giá trị tài sản mỗi lần đều dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi đó chưa bị xử phạt hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt hành chính thì xử lý như sau:

  • Người thực hiện hành vi phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu tổng giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Người thực hiện hành vi phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu tổng giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, để xác định một người trộm cắp tài sản nhiều lần nhưng giá trị tài sản mỗi lần trộm dưới 02 triệu đồng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không thì cần phải xác định tổng giá trị tài sản của các lần trộm cắp có trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự hay không.

Cơ sở pháp lý: Khoản 4 phần I Công văn 64/TANDTC-PC của Tòa án Nhân dân Tối cao về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc về hình sự, dân sự và tố tụng hành chính.

Luật sư tư vấn tội trộm cắp tài sản

Luật sư tư vấn tội trộm cắp tài sản

Luật sư tư vấn về tội trộm cắp tài sản mới nhất

  • Tư vấn về cách xác định tội danh, cấu thành tội phạm của tội trộm cắp tài sản;
  • Tư vấn về khung hình phạt của tội trộm cắp tài sản;
  • Tư vấn tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ của tội trộm cắp tài sản;
  • Tham gia tố tụng, bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong vụ án liên quan tới trộm cắp tài sản;
  • Tư vấn khiếu nại với quyết định ban hành của cơ quan nhà nước khi có dấu hiệu trái pháp luật;
  • Tư vấn, bào chữa cho thân chủ khi bị truy cứu tội trộm cắp tài sản.

Bài viết trên đây đã mang đến cho các bạn đọc về một số thông tin liên quan đến cấu thành và khung hình phạt của tội trộm cắp tài sản mới nhất. Nếu quý bạn đọc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý liên quan đến tội trộm cắp tài sản hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư hình sự của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua hotline 1900633716. Xin cảm ơn.

Scores: 4.6 (18 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,791 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716