Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là hành vi của người có chức vụ trong quyền hạn của mình thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ được giao, thiếu trách nhiệm dẫn đến gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe người khác hoặc gây thiệt hại tài sản của nhà nước cơ quan tổ chức doanh nghiệp,… Bài viết dưới đây Luật L24H thông tin đến quý bạn đọc về yếu tố cấu thành tội phạm, khung hình phạt xử tội này được chi tiết hơn.
Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là gì
- Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng có thể hiểu đơn giản là hành vi được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây ra hậu quả nghiêm trọng.
- Hậu quả nghiêm trọng có thể là thiệt hại về sức khỏe, tính mạng hoặc tài sản của người khác làm ảnh hưởng đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức.
Yếu tố cấu thành tội phạm thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
Chủ thể
Chủ thể đặc biệt: người có chức vụ, quyền hạn
Mặt khách quan
Hành vi khách quan: Người phạm tội có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây ra hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Hậu quả:
- Làm chết người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên (tùy số nạn nhân mà mức tỷ lệ tối thiểu quy định có thể thay đổi);
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên.
Hành vi và hậu quả phải có mối quan hệ nhân quả với nhau. Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong việc xác định cấu thành tội phạm này.
Mặt chủ quan
Tội phạm thực hiện với lỗi cố ý, trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi là trái pháp luật, nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó
Khách thể
Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xâm phạm đến hoạt động đúng đắn, uy tín, lòng tin của nhân dân gây thất thoát, lãng phí nghiêm trọng đến tài sản của cơ quan, tổ chức
Cơ sở pháp lý: Điều 360 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Xử lý tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm
- Làm chết người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm
- Làm chết 02 người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
- Làm chết 03 người trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
(Cơ sở pháp lý: Điều 360 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017)
Xử lý tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng có được hưởng án treo không?
Việc để có được hưởng án treo hay không thì người phạm tội thiếu trách nhiệm gậy hậu quả nghiêm trọng phải đáp ứng điều kiện để được hưởng án treo:
- Bị xử phạt tù không quá 03 năm
- Người bị xử phạt tù có nhân thân là ngoài lần phạm tội này, người phạm tội chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc tùy vào từng trường hợp
- Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định trong các tình tiết giảm nhẹ và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ Luật Hình sự 2015
- Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục
(Cơ sở pháp lý: điểm a Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP, Điều 2 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 Bộ luật Hình sự về án treo)
Luật sư bào chữa cho bị cáo trong vụ án thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
- Luật sư tư vấn cơ sở pháp lý trong luật hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng cho Khách hàng
- Luật sư gặp gỡ, kiến nghị với cơ quan để làm rõ vụ việc trong vụ án hình sự để đánh giá khách quan từ đó đề xuất hướng giải quyết vụ án
- Luật sư tham gia thu thập tài liệu, chứng cứ có lợi cho khách hàng để áp dụng các tình tiết giảm nhẹ hình phạt hoặc xin hưởng án treo cho bị can/ bị cáo
- Luật sư tham gia trực tiếp với tư cách bào chữa nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại phiên tòa trong vụ án thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
>>> Tham khảo thêm về dịch vụ: Luật sư bào chữa
Luật sư bào chữa cho bị cáo trong vụ án thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
Bài viết trên đây Luật L24H thông tin đến bạn đọc các vấn đề pháp lý quy định tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng với những nội dung xoay quanh các yếu tố cấu thành tội danh, khung hình phạt và điều kiện cần có được hưởng án treo khi phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Trong trường hợp quý khách hàng gặp thắc mắc về cơ sở pháp lý hoặc có nhu cầu liên hệ Luật sư hình sự bào chữa vụ án tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiệm trọng vui lòng liên hệ số hotline 1900.633.716 để nhận được tư vấn kịp thời, miễn phí online cụ thể hơn.