Tội môi giới mua bán hóa đơn

Mua bán hóa đơn giá trị gia tăng GTGT, hóa đơn khống là hành vi vi phạm pháp luật. Tình trạng mua bán hóa đơn trái phép đang diễn ra ngày càng phổ biến và công khai, vậy hình thức xử lý đối với tội môi giới mua bán hóa đơn GTGT, hóa đơn khống được pháp luật quy định như thế nào về hành vi này, mua bán hóa đơn thường là những nội dung gì và mức bản án về tội môi giới mua bán hóa đơn cho người phạm tội mua bán này ra sao. Bài viết dưới đây Luật L24H thông tin đến quý bạn đọc về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội mua bán hóa đơn GTGT, hóa đơn khống để bạn đọc có cái nhìn khái quát hơn đối với tội này.

Tội mua bán hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn khống

Tội mua bán hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn khống

Thế nào là mua bán hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn khống?

  • Sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ là việc sử dụng: Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định; sử dụng hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ); sử dụng hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả; sử dụng hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn; sử dụng hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác; sử dụng hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra; sử dụng hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ
  • Như vậy, việc mua bán hóa đơn GTGT, hóa đơn khống là hành vi mua bán hóa đơn mà không có giao dịch thực tế.

Căn cứ pháp lý: Khoản 9 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn chứng từ.

Dấu hiệu pháp lý tội phạm mua bán trái phép hóa đơn

Khách thể của tội phạm

  • Tội mua bán trái phép hóa đơn GTGT, hóa đơn khống xâm phạm chế độ quản lý nhà nước đối với các loại hóa đơn, ảnh hưởng đến các chính sách quản lý của nhà nước trong lĩnh vực thuế, thất thoát nguồn thu nộp vào ngân sách nhà nước.

Mặt khách quan

  • Khi có hành vi mua bán trái phép hóa đơn GTGT, hóa đơn khống bằng cách mua đi bán lại kiếm lời các loại hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa giữa các liên của hóa đơn như về thông tin của các hàng hóa, dịch vụ kèm theo mà biết rõ trên thực tế không có sự kiện mua bán hàng hóa, dịch vụ đó.
  • Hành vi mua bán trái phép hóa đơn GTGT, hóa đơn khống chỉ cấu thành tội phạm nếu hóa đơn trái phép đo được thể hiện ở dạng phôi từ 50 số trở lên hoặc hóa đơn đã ghi nội dung từ 10 số trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên.

Căn cứ pháp lý: Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Mặt chủ quan

  • Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện các hành vi đó.

Chủ thể của tội phạm

  • Chủ thể đặc biệt, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
  • Đồng thời chủ thể phạm tội còn phải là (1) Cá nhân bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc người của tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; (2) Người của tổ chức nhận in hoặc đặt in hóa đơn; (3) Cá nhân hoặc người của tổ chức mua hàng hóa, dịch vụ.
  • Ngoài ra, chủ thể của tội phạm này còn có pháp nhân thương mại đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.

Căn cứ pháp lý:

  • Điều 9, Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
  • Thông tư liên tịch 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC ngày 26/06/2013 về việc hướng dẫn áp dụng một số Điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính và chứng khoán.

Tội mua bán trái phép hóa đơn bị xử lý như thế nào?

Xử phạt hành chính

  • Hành vi mua bán hóa đơn GTGT, hóa đơn khống khi chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20 – 50 triệu đồng.

Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 39 Nghị định 109/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn

Xử phạt vi phạm hành chính tội mua bán trái phép hóa đơn

Xử phạt vi phạm hành chính tội mua bán trái phép hóa đơn

Truy cứu trách nhiệm hình sự

  • Nếu hành vi mua bán hóa đơn GTGT, hóa đơn khống có đủ dấu hiệu cấu thành của tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Tội mua bán trái phép hóa đơn.

Căn cứ pháp lý: Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Khung hình phạt với tội mua bán trái phép hóa đơn

Đối với cá nhân

  • Khung hình phạt cơ bản: phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Khung hình phạt tăng nặng: phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  • Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Căn cứ pháp lý: Khoản 1,khoản 2, khoản 3 Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Đối với pháp nhân

  • Khung hình phạt cơ bản: Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 203 thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng
  • Khung hình phạt tăng nặng: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và g khoản 2 Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015 thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng
  • Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn: phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật Hình sự 2015
  • Hình phạt bổ sung: bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm

Căn cứ pháp lý: Khoản 4 Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Khung hình phạt tội mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn khống

Dịch vụ Luật sư tư vấn về tội mua bán trái phép hóa đơn

  • Luật sư tư vấn pháp luật dựa trên các thông tin, chứng cứ tội mua bán trái phép hóa đơn GTGT, hóa đơn khống do khách hàng cung cấp
  • Tiến hành thu thập các chứng cứ, tài liệu có liên quan để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ
  • Đề xuất phương hướng giải quyết cho thân chủ đối với hành vi mua bán trái phép hóa đơn GTGT, hóa đơn khống
  • Luật sư tham gia bào chữa tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích cho thân chủ

>>> Tham khảo thêm về: Dịch vụ Luật sư bào chữa 

Qua bài viết trên đây, hy vọng với những thông tin này có thể cung cấp cho quý bạn đọc cái nhìn khái quát hơn hình thức xử lý tội mua bán hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn khống theo pháp luật hiện hành. Nếu quý bạn đọc còn vướng mắc về vấn đề pháp lý về mua bán hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn khống hoặc có nhu cầu liên hệ dịch vụ Luật sư tư vấn tại Luật L24H về tội mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn khống vui lòng liên hệ qua số Hotline 1900.633.716 để được thông tin chi tiết.

Scores: 4.5 (17 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,926 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716