Hướng dẫn thủ tục yêu cầu tòa án xác nhận cha cho con

Thủ tục yêu cầu tòa án xác nhận cha cho con là  thủ tục xác định quan hệ nhân thân giữa cha và con, thông thường trong trường hợp có tranh chấp. Từ việc xác định đúng mối quan hệ này thì mới phát sinh những quyền và nghĩa vụ khác của các thành viên trong gia đình theo quy định của pháp luật hiện hành. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết về thủ tục xác nhận cha cho con theo con đường toà án.

Thủ tục yêu cầu tòa án xác nhận cha cho con

Thủ tục yêu cầu tòa án xác nhận cha cho con

Xác định cha, mẹ, con theo Luật hôn nhân & gia đình 2014

Căn cứ vào Điều 88 Luật hôn nhân & gia đình 2014, xác định cha, mẹ cho con được xác định theo những căn cứ như sau:

  • Nếu con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân, hoặc người mẹ mang thai trong thời kỳ hôn nhân thì là con chung của vợ chồng
  • Con sinh ra trong 300 ngày kể từ khi hôn nhân chấm dứt được coi là con chung của vợ chồng
  • Con sinh ra trước thời kỳ hôn nhân, mà được cha mẹ thừa nhận thì là con chung của vợ chồng
  • Việc cha, mẹ không nhận con thì phải có chứng cứ và được tòa án xác nhận.

Chủ thể có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con

Căn cứ theo Điều 102 Luật hôn nhân & gia đình 2014, chủ thể có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con là:

  • Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật này.
  • Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp không có tranh chấp.
  • Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự trong các trường hợp có tranh chấp hoặc người được xác định đã chết:
  1. Cha, mẹ, con, người giám hộ;
  2. Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  3. Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  4.  Hội liên hiệp phụ nữ

Trình tự, thủ tục xác định cha, mẹ, con theo Luật hiện hành

Thẩm quyền

Căn cứ vào Điều 101 Luật hôn nhân & gia đình hiện hành, thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo luật hiện hành được phân theo 2 loại việc:

  • Trong trường hợp không có tranh chấp, thì cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ là cơ quan có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo pháp luật về hộ tịch
  • Trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết thì cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án.

Trường hợp có tranh chấp

Đơn khởi kiện yêu cầu nhận nhân thân

Đơn khởi kiện yêu cầu nhận nhân thân

Hồ sơ:

  • Đơn khởi kiện yêu cầu xác định cha, mẹ, con: mẫu đơn 23-DS ban hành kèm Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP
  • Giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân, căn cước công dân,…
  • Giấy khai sinh của người con cần chứng thực
  • Chứng cứ chứng minh yêu cầu
  • Và các chứng cứ liên quan khác

>>> Tham khảo thêm: Mẫu tờ khai đăng ký nhận cha mẹ cho con

Trình tự, thủ tục:

  1. Nộp đơn khởi kiện yêu cầu xác định cha cho con
  2. Toà xem xét, nếu đầy đủ hồ sơ yêu cầu đóng tạm ứng án phí
  3. Người khởi kiện nộp biên lai thu tạm ứng án phí cho Toà
  4. Tòa ra thông báo thụ lý vụ án và tiến hành giải quyết vụ án theo trình tự thủ tục tố tụng

CSPL: Điều 189 – 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Trường hợp không có tranh chấp

Trong trường hợp không có tranh chấp nhưng một trong các bên đã mất, để xác định cha, mẹ, con cần làm đơn yêu cầu gửi tới Tòa án Nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết theo diện giải quyết việc dân sự.

Hồ sơ:

  • Đơn yêu cầu xác định cha, mẹ, con: Mẫu số 01-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP
  • Giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân, căn cước công dân,…
  • Giấy khai sinh của người con cần chứng thực
  • Chứng cứ chứng minh yêu cầu
  • Và các chứng cứ liên quan khác

Trình tự, thủ tục:

  1. Nộp đơn yêu cầu xác định cha cho con
  2. Toà xem xét, nếu đầy đủ hồ sơ yêu cầu đóng tạm ứng án phí
  3. Người khởi kiện nộp biên lai thu tạm ứng án phí cho Toà
  4. Tòa ra thông báo thụ lý đơn yêu cầu và tiến hành giải quyết việc dân sự theo quy định Bộ luật tố tụng dân sự

CSPL: Chương XXIII Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

>>> Tham khảo thêm: Thủ tục nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài

Luật sư tư vấn thủ tục xác định cha, mẹ, con

Luật sư tư vấn xác định cha mẹ con

Luật sư tư vấn xác định cha mẹ con

  • Tư vấn luật hành chính về thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con
  • Tư vấn thủ tục nhận con nuôi
  • Tư vấn hướng dẫn viết tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con.
  • Luật sư chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con
  • Thay mặt làm việc đến cơ quan nhà nước về các thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Không phải lúc việc xác định cha, mẹ, con cũng diễn ra đương nhiên mà cần phải thông qua thủ tục khởi kiện, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác định thì mới được công nhận. Vì vậy, nếu có thắc mắc, và muốn tư vấn chuyên sâu về lĩnh vực này hãy tìm kiếm sự hỗ trợ pháp lý của Đội ngũ Luật sư hôn nhân và gia đình của Luật L24H thông qua số hotline 1900.633.716. Xin cảm ơn!

Scores: 4.8 (15 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,919 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716