Công an triệu tập nhưng không đến vì lý do bệnh được không

Công an triệu tập nhưng không đến vì lý do bệnh là việc mà khi người bị công an  triệu tập nhưng bị bệnh không đến được. Vì họ sợ không lên theo lời triệu tập của công an thì có thể bị điều tra hay tố giác và họ luôn nghĩ rằng đây là nghĩa vụ của họ. Dưới đây, mời Quý độc giả tham khảo bài viết bên dưới của Luật L24H để biết bị bệnh không lên theo lời triệu tập của công an được không.

>>> Xem thêm: Bị Công an gửi giấy triệu tập nên làm gì?

Công an triệu tập nhưng không đến vì lý do bệnh được không

Công an triệu tập nhưng không đến vì lý do bệnh được không

Khi nào công an có quyền triệu tập người dân

Không  phải lúc nào cũng có thể triệu tập người dân lên làm việc. Muốn triệu tập cần có lý do chính đáng cũng như giấy tờ triệu tập đúng quy định của pháp luật.

Theo quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, điều tra viên được triệu tập người dân lên làm việc trong những trường hợp sau:

  • Triệu tập và hỏi cung bị can;
  • Triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân;
  • Lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ;
  • Triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự;

Dó đó Công an chỉ có quyền triệu tập người dân lên làm việc khi người dân đó thuộc một trong những trường hợp trên và có giấy triệu tập đúng quy định của luật.

Khi nào công an có quyền triệu tập

Khi nào công an có quyền triệu tập

Công an triệu tập nhưng không đến được không

Bộ luật tố tụng Hình sự hiện chỉ quy định người dân bắt buộc phải làm việc với cơ quan công an khi là người tham gia tố tụng (bị can, bị cáo, người bị tố giác, nhân chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan…) trong một vụ án đã được khởi tố. Không có điều luật nào quy định người dân phải chấp hành giấy mời của cơ quan công an vì các lý do không liên quan đến một vụ án đã được khởi tố. Hoặc cơ quan điều tra yêu cầu sự hợp tác của người dân mà không có giấy mời, giấy triệu tập đúng quy định của pháp luật. Nội dung làm việc không được ghi trong giấy mời, giấy triệu tập.

Do đó nếu không thỏa mãn những vấn đề trên thì người dân không nhất thiết phải đến theo giấy triệu tập.

Trường hợp người phải có mặt thuộc trường hợp công an được triệu tập mà vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì vẫn có quyền được vắng mặt và không bị dẫn giải hay áp giải.

Bị bệnh không đến triệu tập theo yêu cầu của công an được không

Người bị bệnh nếu họ không thuộc trường hợp công an được triệu tập và không thuộc trường hợp bắt buộc phải có mặt theo triệu tập. Thì họ không đến triệu tập theo yêu cầu của an vẫn được. Hoặc giấy triệu tập không đúng quy định của pháp luật, nội dung làm việc không được ghi trong giấy triệu tập thì khi họ bị bệnh không cần phải đến theo giấy mời triệu tập của công an.

Theo khoản 3 Điều 60, khoản 3 Điều 61, khoản 4 điều 62 và điều 127 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì khi người bị bệnh thuộc trường hợp bắt buộc phải có mặt theo giấy triệu tập của công an mà khi bị bệnh họ chứng minh được việc mình bị bệnh là lý do bất khả kháng hoặc là trở ngại khách quan thì vẫn có thể không đến theo triệu tập của công an

Bị bệnh không đến theo lời triệu tập được không

Bị bệnh không đến theo lời triệu tập được không

Luật sư tư vấn các vấn đề phát sinh khi tham gia tố tụng hình sự

  • Hỗ trợ tham gia vào các giai đoạn tố tụng để làm rõ hành vi phạm tội và đưa ra các bằng chứng giảm nhẹ tội cho thân chủ từ các giai đoạn: điều tra, khởi tố, truy tố, xét xử vụ án.
  • Thu nhập tài liệu, chứng cứ, tình tiết giảm nhẹ hoặc tìm bằng chứng ngoại phạm nếu khách hàng có hiệu bị oan sai, tìm ra sự thật khách quan của vụ việc.
  • Luật sư tư vấn hướng dẫn bị can, bị cáo các chính sách khoan hồng, chính sách ân xá, đặc xá, cho mãn hạn tù trước thời hạn.
  • Tư vấn cho bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về các quyền lợi của mình trong vụ án hình sự, về việc bồi thường tài sản bị thiệt hại, tính mạng, sức khỏe, danh dự,…
  • Tư vấn và giúp khách hàng nhận thức rõ được quyền và nghĩa vụ của họ trong điều kiện, hoàn cảnh hiện tại đối với cơ quan tiến hành tố tụng hoặc trước phiên tòa tránh tình trạng bị ép cung, mớm cung, dụ cung nhằm minh oan, miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Khi bị bệnh thì người được triệu tập vẫn có thể không lên theo lời triệu tập của công an. Tuy nhiên, khi họ thuộc trường hợp bắt buộc phải lên khi triệu tập mà giả bệnh thì có thể bị áp giải, dẫn giải. Do đó nếu Quý Độc giả còn có sự thắc mắc hoặc cần hỗ trợ tư vấn luật hình sự về vấn đề này có thể liên hệ Luật sự của Luật L24H qua số Hotline 1900.633.716 để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn quý độc giả.

Scores: 5 (38 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,808 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716