Xử lý hành vi làm giả sổ đỏ thế chấp vay tiền tiêu xài bị xử lý thế nào? Sổ đỏ là chứng thư pháp lý mà cá nhân, tổ chức dùng để thế chấp vay tiền. Tuy nhiên, có một số thành phần trong xã hội lợi dụng sự cho phép của pháp luật đã thực hiện hành vi làm sổ đỏ giả để lấy tiền tiêu xài đặc biệt lập khống hồ sơ trong đó có làm giả sổ đỏ để vay ngân hàng dưới hình thức vay vốn ngân hàng. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra các hình thức xử lý đối với hành vi làm sổ đỏ giả thế chấp vay tiền.
Thế chấp vay tiền bằng sổ đỏ giả
Giá trị pháp lý của sổ đỏ
Tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 có quy định: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Như vậy, sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) chỉ là một chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận một chủ thể nào đó có quyền sở hữu đối với quyền sử dụng đất.
Thẩm quyền cấp sổ đỏ
Căn cứ khoản 5 Điều 1 Nghị định 10/2023/NĐ-CP thẩm quyền cấp sổ đỏ bao gồm các cơ quan sau:
Đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai
- Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam;
Đối với địa phương chưa có văn phòng đăng ký đất đai
- Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Như vậy, thẩm quyền cấp sổ đỏ bao gồm: Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai, Sở tài nguyên môi trường, Ủy ban Nhân dân cấp huyện
Làm giả sổ đỏ bị xử lý như thế nào?
Xử lý hành chính
Căn cứ khoản 3 Điều 35 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định hành vi làm giả sổ đỏ có thể bị xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng giấy tờ giả trong thực hiện thủ tục hành chính và các công việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, có thể áp dụng hình thức phạt bổ sung: Tịch thu sổ đỏ giả và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Hủy bỏ kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai đã thực hiện theo quy định.
Xử lý hình sự
Hành vi làm giả sổ đỏ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự bởi một trong hai tội sau hoặc truy cứu cùng một lúc cả 2 tội nếu đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm:
- Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017)
- Nếu làm giả sổ đỏ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lừa đảo chiếm chiếm đoạt tài sản (Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017)
Như vậy, khi có hành vi làm giả sổ đỏ, tùy vào từng trường cụ thể, căn cứ vào mức độ, hậu quả của hành vi thì có thể bị xử lý hành chính hoặc là xử lý hình sự
Bị bắt vì có hành vi làm sổ đỏ giả
>>> Xem thêm: Làm giả giấy tờ để cầm cố chiếm đoạt tài sản
Thế chấp sổ đỏ giả để vay tiền bị xử lý như thế nào?
Thế chấp sổ đỏ giả để vay tiền nhưng không biết
Thế chấp cũng là một giao dịch dân sự nên hợp đồng thế chấp phải đáp ứng các điều kiện có hiệu lực được quy định ở Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015. Trong trường hợp này người thế chấp đã đem sổ đỏ đi thế chấp nhưng lại không biết và cứ tưởng rằng đó là sổ đỏ thật. Đây được coi một trường hợp nhầm lẫn.
Tại Điều 126 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được.”
Như vậy, khi thế chấp sổ đỏ để vay tiền nhưng không biết thì có thể xử lý bằng cách yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận hoặc hợp đồng thế chấp sẽ không bị vô hiệu nếu khắc phục ngay sự nhầm lẫn làm cho mục đích của các bên đạt được. Tuy nhiên trường hợp này là khá hy hữu trên thực tế.
Làm giả sổ đỏ để lập khống hồ sơ vay tiền
Đối với hành vi khai khống hồ sơ để vay tiền trong đó có làm giả sổ đỏ, bên cạnh việc xử lý hình như đã trình bày ở phần trên thì có thể giải quyết theo hướng dân sự yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng thế chấp bị vô hiệu do bị lừa dối theo quy định tại Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015.
>>> Xem thêm: Dùng giấy tờ giả cầm cố phạm tội gì? Bị xử lý như thế nào?
Luật sư tư vấn hành vi làm giả hồ sơ thế chấp để vay vốn ngân hàng
Luật sư tư vấn các tội có thể gánh chịu khi có hành vi làm sổ đỏ giả
- Tư vấn các loại tội phạm có thể gánh chịu đối với hành vi làm giả hồ sơ để thế chấp vay vốn ngân hàng
- Tư vấn các dấu hiệu cấu thành tội phạm đối với các với một tội cụ thể
- Hỗ trợ trong việc soạn đơn tố giác tội phạm
- Tư vấn yêu cầu đối với Tòa án đòi lại số tiền mà bên thế chấp đã lừa đảo bằng cách làm giả hồ sơ
- Đại diện khách hàng tham gia làm việc với cơ nhà nước có liên quan để giải quyết vụ việc
>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là sổ đỏ là một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của chủ thể và là điều kiện để tham gia vào các giao dịch về quyền sử dụng đất. Xuất phát từ vai trò của sổ đỏ, sẽ có một số đối tượng vì một nhu cầu nào đó đã làm giả sổ đỏ để tham gia vào các giao dịch gây ảnh hưởng đến lợi ích của những người có liên quan. Vì vậy, nếu khách hàng nào rơi vào các trường hợp trên thì hãy liên hệ đến Luật L24H qua Hotline: 1900.633.716 để được tư vấn, hỗ trợ bởi các Luật sư hình sự một cách kịp thời và hiệu quả.