Xin cấp giấy phép môi trường

Giấy phép môi trường là loại giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành cấp cho phép tổ chức, cá nhân được quyền thực hiện một số hoạt động liên quan đến môi trường. Luật L24H cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục xin cấp giấy phép môi trường theo Luật bảo vệ môi trường 2020, cụ thể ở bài viết dưới đây.

Thủ tục xin cấp Giấy phép môi trường

Tư vấn hồ sơ thủ tục xin giấy phép môi trường

Giấy phép môi trường gồm những gì?

  • Giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT hoặc hệ thống xử lý chất thải;
  • Giấy phép xả thải vào nguồn nước;
  • Giấy phép xả thải vào công trình thủy lợi;
  • Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;
  • Giấy phép xử lý chất thải nguy hại tại cơ sở phát sinh;
  • Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại;
  • Giấy phép xả khí thải công nghiệp.

Kể từ Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực, Giấy phép môi trường đã tích hợp 07 loại giấy tờ, thủ tục trên.
Nội dung giấy phép môi trường gồm thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; nội dung cấp phép môi trường; yêu cầu về bảo vệ môi trường; thời hạn của giấy phép môi trường; nội dung khác (nếu có).

Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Đối tượng phải xin Giấy phép môi trường

  • Dự án đầu tư có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
  • Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 mà có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
  • Riêng với dự án đầu tư có nguy cơ tác động xấu đến môi trường thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.

Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường: cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) (trừ đối tượng thuộc thẩm quyền Bộ Quốc phòng, Bộ Công An);
  • Bộ Quốc phòng, Bộ Công an: đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh;
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: dự án đầu tư tác động xấu đến môi trường; dự án ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên; dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 đã được UBND cấp tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt kết quả thẩm định ĐTM (trừ đối tượng thuộc thẩm quyền 02 cơ quan trên);
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện: đối với đối tượng phải xin Giấy phép môi trường không thuộc thẩm quyền 02 cơ quan trên.

Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường;
  • Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường;
  • Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

Mẫu đơn đề nghị xin cấp Giấy phép môi trường

Đơn đề nghị xin cấp Giấy phép môi trường (GPMT) viết theo mẫu giấy tại phụ lục XIII ban hành tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP

Mẫu đơn đề nghị xin cấp Giấy phép môi trường

Mẫu đơn đề nghị xin cấp Giấy phép môi trường

Thủ tục xin cấp giấy phép môi trường

  1. Bước 1: Chủ dự án đầu tư gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường đến cơ quan có thẩm quyền
  2. Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Nếu đối tượng xin cấp phép có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, cơ quan cấp GPMT phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó
  3. Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường thành lập hội đồng thẩm định, đoàn kiểm tra theo quy định của Chính phủ.
  4. Bước 4: Trả kết quả

Dịch vụ xin giấy cấp giấy phép môi trường tại Luật L24H

  • Tư vấn các vấn đề liên quan đến hoạt động xin giấy phép môi trường;
  • Tư vấn các đối tượng phải có giấy phép môi trường;
  • Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường;
  • Thay khách hàng nộp hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường;
  • Theo dõi, cập nhật cho khách hàng về tình trạng hồ sơ;
  • Lấy kết quả và gửi cho khách hàng giấy phép môi trường được cấp;
  • Đại diện khách hàng làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình xin cấp phép môi trường;
  • Đại diện khách hàng hoàn tất các thủ tục xin giấy phép môi trường;
  • Tư vấn các thủ tục khác như xin gia hạn, hoặc thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép.

Dịch vụ xin giấy cấp giấy phép môi trường tại Luật L24H

Dịch vụ xin giấy cấp giấy phép môi trường tại Luật L24H

Trên đây là một số thông tin về thủ tục xin cấp giấy phép môi trường. Nhìn chung, đây là thủ tục khá phức tạp, các cá nhân, tổ chức nên sử dụng dịch vụ luật sư để việc thực hiện thủ tục được nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Nếu Quý khách hàng còn vướng mắc về quy trình, thủ tục xin giấy phép môi trường hoặc những vấn đề khác liên quan môi trường thì hãy liên hệ Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp qua hotline 1900.633.716 để được hỗ trợ nhanh nhất. Xin cảm ơn.

Scores: 4.7 (50 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,819 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716