Xe đang trả góp có mang đi cầm cố được không?

Xe đang trả góp có mang đi cầm cố được không? là câu hỏi mà nhiều người mua xe máy, xe ô tô đang trả góp thắc mắc. Trong quá trình trả góp xe, người mua muốn cầm cố xe vay tiền để giải quyết vấn đề cấp bách, tuy nhiên việc cầm cố hình thức này là không đơn giản. Không phải tiệm cầm đồ nào cũng chấp nhận hình thức này. Để hiểu rõ hơn bài viết dưới đây nhằm giải đáp vấn đề này.

Xe đang trả góp có mang đi cầm cố được không

Xe đang trả góp có mang đi cầm cố được không

Quy định pháp luật về cầm cố tài sản

Cầm cố tài sản là gì?

Cầm cố tài sản là một trong các biện pháp đảm bảo để thực hiện nghĩa vụ, cụ thể là việc một bên (gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

CSPL: Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015.

Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố

Điều 312 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền đối với bên cầm cố:

  • Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 314 của Bộ luật này nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;
  • Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầmcố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt;
  • Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố;
  • Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật.

Điều 311 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nghĩa vụ đối với bên cầm cố:

  • Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận;
  • Báo cho bên nhận cầm cố về quyền lợi của người thứ ba đối với tài sản cầm cố nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm có quyền huỷ hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố;
  • Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố

Điều 314 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền đối với bên nhận cầm cố:

  • Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó;
  • Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
  • Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố nếu có thoả thuận;
  • Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản của bên cầm cố.

Điều 313 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nghĩa vụ đối với bên nhận cầm cố:

  • Bảo quản, gìn giữ tài sản cầm cố; nếu làm mất mát, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố;
  • Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác;
  • Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thoả thuận khác;
  • Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

Quy định quyền và nghĩa vụ khi cầm cố tài sản

Quy định quyền và nghĩa vụ khi cầm cố tài sản

>>> Xem thêm: Nhận cầm cố xe không chính chủ có bị phạt không

Quyền sở hữu tài sản đối với tài sản trả góp

Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu. Đối với tài sản trả góp quyền sở hữu được xác định như sau: Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

CSPL: Khoản 1 Điều 453 Bộ luật Dân sự 2015.

Như vậy quyền sở hữu chiếc xe vẫn đang bị bên bán bảo lưu, giữ lại chứ chưa chuyển giao cho bên mua, trừ khi hai bên có thoả thuận khác.

Có được cầm cố xe đang trả góp?

Xe đang trả góp là hình thức bên mua trả dần tiền mua theo thời hạn nhất định, thông thường có thể là 06 tháng hoặc 12 tháng tùy theo thỏa thuận giữa bên mua và bên bán.

Trong trường hợp bên bán và bên mua không có thỏa thuận chuyển giao quyền sở hữu cho bên mua, thì bên bán là chủ sở hữu và bên mua chỉ có quyền sử dụng xe và không có quyền cầm cố xe.

Trong trường hợp bên bán và bên mua có thỏa thuận chuyển giao quyền sở hữu cho bên mua thì bên mua có thể thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản theo quy định tại Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015. Như vậy, bên mua có thể cầm cố xe.

Tư vấn về lãi suất cầm cố xe theo quy định pháp luật

  • Tư vấn quy định pháp luật về cầm cố xe và các tài sản khác;
  • Tư vấn về lãi suất cầm cố theo quy định pháp luật;
  • Tư vấn trình tự, thủ tục mua xe trả góp;
  • Tư vấn về thủ tục cầm cố xe ô tô thế chấp ngân hàng.

Tư vấn thủ tục cầm xe ô tô vay ngân hàng

Tư vấn thủ tục cầm xe ô tô vay ngân hàng

Pháp luật chưa quy định cụ thể về hình thức cầm cố xe đang trả góp nên tùy theo tiệm cầm đồ có chấp nhận hay không. Thực tế, một số tiệm cầm đồ không nhận tài sản là xe đang trả góp bởi không có giấy tờ xe bản chính, tuy nhiên vẫn có một số bên bán xe giao luôn giấy tờ xe đang trả góp cho bên mua. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc hay vấn đề liên quan đến cầm cố xe đang trả góp, hãy liên hệ đến hotline 1900633716 để được Luật sư dân sự tư vấn giải đáp nhanh chóng, hiệu quả. Xin cảm ơn.

Một số bài viết liên quan có thể bạn đọc quan tâm:

Scores: 4.8 (32 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,915 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716