Visa là gì? Một số loại Visa và các quy định cần biết về Visa

VISA (hay thị thực) được xem là bằng chứng hợp pháp cho phép cá nhân nhập cảnh hoặc xuất cảnh tại một quốc gia trong một thời gian nhất định. Vì vậy, người nước ngoài khi muốn nhập cảnh vào Việt Nam phải có Visa và các giấy tờ khác theo quy định. Bài viết dưới đây của Luật L24H sẽ cung cấp đến quý bạn đọc một số thông tin cần biết về Visa và thủ tục xin cấp Visa cho người nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Visa là gì

Visa là gì?

Visa được hiểu như thế nào?

  • Visa (hay còn gọi là thị thực) là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
  • Cơ sở pháp lý: Khoản 11 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 sửa đổi 2019

Một số loại Visa phổ biến

  1. Visa du lịch (ký hiệu DL) – Cấp cho người nước ngoài đến Việt Nam du lịch, không phải để làm việc tại Việt Nam.
  2. Visa công tác (ký hiệu DN) – Cấp cho người nước ngoài vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam.
  • Visa DN1 – Cấp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Visa DN2 – Cấp cho người nước ngoài vào chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại, thực hiện các hoạt động khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  1. Visa lao động (ký hiệu LĐ) – Cấp cho người nước ngoài vào lao động tại Việt Nam.
  • Visa LĐ1 – cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
  • Visa LĐ2 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động.
  1. Visa đầu tư (ký hiệu ĐT) – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
  • Visa ĐT1 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên; hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định.
  • Visa ĐT2 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng; hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định.
  • Visa ĐT3 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.
  • Visa ĐT4 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị dưới 03 tỷ đồng.
  1. Visa thăm thân (ký hiệu TT) – Cấp cho người nước ngoài là Fgigdgdvợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2 hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.
  2. Visa điện tử (ký hiệu EV)

Cơ sở pháp lý:  Điều 8 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 sửa đổi 2019

>>> Xem thêm: Xin giấy phép lao động cho người nước ngoài

Những thông tin cần biết về Visa theo quy định của pháp luật

Những thông tin cần biết về Visa

Những thông tin cần biết về Visa

Các trường hợp được miễn Visa

Căn cứ Điều 12 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 sửa đổi 2019 quy định về các trường hợp được miễn Visa như sau:

  1. Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  2. Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 sửa đổi 2019.
  3. Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
  4. Theo quy định về việc đơn phương miễn thị thực tại Điều 13 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 sửa đổi 2019, cụ thể:
  • Quyết định đơn phương miễn thị thực cho công dân của một nước phải có đủ các điều kiện sau: Có quan hệ ngoại giao với Việt Nam; Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội và đối ngoại của Việt Nam trong từng thời kỳ; Không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.
  • Quyết định đơn phương miễn thị thực có thời hạn không quá 05 năm và được xem xét gia hạn. Quyết định đơn phương miễn thị thực bị hủy bỏ nếu không đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 sửa đổi 2019.
  • Căn cứ quy định Điều 13 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 sửa đổi 2019, Chính phủ quyết định đơn phương miễn thị thực có thời hạn đối với từng nước.
  1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ.

>>> Xem thêm: Thủ tục gia hạn visa cho người nước ngoài tại Việt Nam

Thời hạn của một số loại Visa phổ biến

  1. Visa du lịch (ký hiệu DL) – có thời hạn không quá 03 tháng.
  2. Visa công tác (ký hiệu DN gồm DN1 và DN2) – có thời hạn không quá 12 tháng.
  3. Visa lao động (ký hiệu LĐ gồm LĐ1 VÀ LĐ2) – có thời hạn không quá 02 năm.
  4. Visa đầu tư (ký hiệu ĐT gồm ĐT1, ĐT2,ĐT3, ĐT4)
  • Visa ĐT1 – có thời có thời hạn không quá 05 năm.
  • Visa ĐT2 – có thời có thời hạn không quá 05 năm.
  • Visa ĐT3 – có thời có thời hạn không quá 03 năm.
  • Visa ĐT4 – có thời có thời hạn không quá 12 tháng.
  1. Visa thăm thân (ký hiệu TT) – có thời hạn không quá 12 tháng.
  2. Visa điện tử (ký hiệu EV) – có thời hạn không quá 30 ngày.

Cơ sở pháp lý: Điều 9 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 sửa đổi 2019

Thủ tục xin cấp Visa cho người nước ngoài tại Việt Nam

Hồ sơ xin cấp Visa

Tùy thuộc mục đích nhập cảnh vào Việt Nam của người nước ngoài mà hồ sơ đề nghị cấp Visa sẽ được quy định khác nhau. Về cơ bản, các loại giấy tờ cần chuẩn bị để làm Visa (thị thực) nhập cảnh bao gồm:

  1. Tờ khai đề nghị cấp Visa (thị thực) Việt Nam (theo mẫu NA1, Ban hành kèm theo thông tư số 04/2015/TT-BCA ngày 05 tháng 01 năm 2015 của Bộ Công An);
  2. Hộ chiếu (còn thời hạn ít nhất 6 tháng) hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;
  3. Các giấy tờ của cơ quan, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài tại Việt Nam:
  • Đối với cơ quan, tổ chức: Công văn đề nghị xét duyệt, kiểm tra nhân sự người nước ngoài nhập cảnh (theo mẫu NA2,Ban hành kèm theo thông tư số 04/2015/TT-BCA ngày 05 tháng 01 năm 2015 của Bộ Công An );
  • Đối với cá nhân (bảo lãnh cho thân nhân): Đơn bảo lãnh cho thân nhân là người nước ngoài nhập cảnh (theo mẫu NA3, Ban hành kèm theo thông tư số 04/2015/TT-BCA ngày 05 tháng 01 năm 2015 của Bộ Công An).
  1. Các giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh của người nước ngoài theo quy định (giấy tờ chứng minh việc đầu tư, giấy phép lao động…).

Thủ tục xin cấp Visa cho người nước ngoài tại Việt Nam

Thủ tục xin cấp Visa cho người nước ngoài tại Việt Nam

Thủ tục giải quyết

  1. Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định;
  2. Bước 2: Nộp hồ sơ xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài. Nộp hồ sơ tại trụ sở của Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Cục QLXNC) – Bộ Công an;
  3. Bước 3. Nhận kết quả.

Thời hạn Cục QLXNC xem xét giải quyết, cấp thị thực (tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ):

  • Không quá 5 ngày làm việc: Đối với trường hợp người nước ngoài nhận thị thực tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài;
  • Không quá 3 ngày làm việc: Đối với trường hợp người nước ngoài nhận thị thực tại cửa khẩu quốc tế;
  • Trong vòng 12 giờ: Áp dụng trong trường hợp dự lễ tang thân nhân hoặc người thân đang ốm nặng; vào Việt Nam xử lý việc khẩn cấp theo quy định.
  • Cơ sở pháp lý: Khoản 3, khoản 5 Điều 16 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014

Luật sư tư vấn xin cấp Visa cho người nước ngoài tại Việt Nam

  • Tư vấn thủ tục pháp lý xin cấp Visa cho nước ngoài tại Việt Nam;
  • Soạn thảo mẫu đơn xin cấp Visa cho nước ngoài tại Việt Nam;
  • Tư vấn pháp lý để xin cấp Visa tại Đại sứ quán Việt Nam;
  • Hỗ trợ thủ tục chuyển đổi Visa sang thẻ tạm trú;
  • Thay quý khách hàng thực hiện thủ tục xin cấp Visa cho người nước ngoài tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

Bài viết trên của Luật L24H đã tổng hợp một số thông tin về Visa là gì, hồ sơ cần chuẩn bị và thủ tục xin cấp Visa cho người nước ngoài tại Việt Nam theo quy định pháp luật. Nếu quý bạn đọc có khó khăn, thắc mắc hoặc có nhu cầu cần được luật sư tư vấn pháp lý trong trường hợp này, vui lòng liên hệ qua  hotline 1900.633.716 để được tư vấn hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Scores: 4.7 (11 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,819 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716