Tư vấn mua lại hợp tác xã bằng nhận chuyển nhượng vốn góp xã viên

Tư vấn mua lại hợp tác xã bằng nhận chuyển nhượng vốn góp xã viên là dịch vụ giúp các cá nhân, hộ gia đình hoặc doanh nghiệp có thể tiếp cận, góp vốn đầu tư vào các hợp tác xã. Bài viết sau đây của Luật L24H xin cung cấp thông tin về hợp tác xã, phạm vi tư vấn, tổng đài, địa chỉ, dịch vụ, văn phòng tư vấn về hợp tác xã chi tiết cho Quý khách hàng.

Tư vấn mua lại hợp tác xã

Tư vấn mua lại hợp tác xã

Hợp tác xã là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật hợp tác xã 2012 về khái niệm của hợp tác xã thì hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Quyền của thành viên hợp tác xã

Theo quy định của pháp luật hiện hành, căn cứ Luật hợp tác xã năm 2012, xã viên có các quyền sau:

  • Được hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hợp đồng dịch vụ.
  • Được phân phối thu nhập theo quy định của Luật này và điều lệ.
  • Được hưởng các phúc lợi của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
  • Được tham dự hoặc bầu đại biểu tham dự đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên.
  • Được biểu quyết các nội dung thuộc quyền của đại hội thành viên theo quy định tại Điều 32 của Luật này.
  • Ứng cử, đề cử thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
  • Kiến nghị, yêu cầu hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên giải trình về hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; yêu cầu hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên triệu tập đại hội thành viên bất thường theo quy định của Luật này và điều lệ.
  • Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ phục vụ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
  • Ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của điều lệ.
  • Được trả lại vốn góp khi ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật này và điều lệ.
  • Được chia giá trị tài sản được chia còn lại của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật này và điều lệ.
  • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
  • Quyền khác theo quy định của điều lệ.

Quyền lợi của thành viên hợp tác xã

Quyền lợi của thành viên hợp tác xã

Có được mua lại hợp tác xã thông qua nhận chuyển nhượng vốn góp xã viên

Luật hợp tác xã năm 2012 không có quy định về xã viên của hợp tác xã được phép chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho chủ thể khác. Thế nhưng, khi so sánh với luật hợp tác xã năm 2003, pháp luật lại quy định cách rõ ràng xã viên có quyền Chuyển vốn góp và các quyền lợi, nghĩa vụ của mình cho người khác theo quy định của Điều lệ hợp tác xã theo quy định tại khoản 9 Điều 18 Luật hợp tác xã năm 2003. Có thể thấy rằng, pháp luật đang ngầm loại bỏ quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho chủ thể khác của xã viên bởi bản chất của hợp tác xã là tổ chức đối nhân, được lập ra nhằm tương trợ các xã viên. Mục đích của hợp tác xã không phải tối đa hóa lợi nhuận mà là tối đa hóa lợi ích của xã viên. Vì vậy mà việc thu nhận thành viên mới cũng được kiểm soát chặt chẽ hơn.

Lợi ích khi tư vấn góp vốn trong hợp tác xã

  • Nhận được các thông tin chính xác nhất về góp vốn trong hợp tác xã
  • Được các luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm trả lời các vấn đề xoay quanh góp vốn trong hợp tác xã
  • Hạn chế các rủi ro khi tham gia góp vốn vào hợp tác xã

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ

Tư vấn pháp luật về hợp tác xã

  • Tư vấn về điều kiện thành lập hợp tác xã, điều kiện để trở thành thành viên của hợp tác xã.
  • Tư vấn thủ tục chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã.
  • Tư vấn việc góp vốn điều lệ thành lập hợp tác xã: Thời hạn, giấy chứng nhận góp vốn.
  • Tư vấn về hồ sơ thành lập hợp tác xã: Nghị quyết thành lập, điều lệ hợp tác xã, phương án sản xuất….
  • Tư vấn về việc lập sổ đăng ký thành viên hợp tác xã.
  • Tư vấn thủ tục miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức, chấm dứt hợp đồng các chức danh quản lý hợp tác xã.
  • Tư vấn thủ tục tăng, giảm vốn điều lệ, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của hợp tác xã.
  • Tư vấn về việc cơ cấu các quỹ, việc sử dụng các quỹ của hợp tác xã.
  • Tư vấn về điều kiện, thủ tục giải thể hợp tác xã.
  • Tư vấn việc xử lý các khoản nợ, lỗ, lãi khi giải thể hợp tác xã.
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục chia tách, hợp nhất hợp tác xã.
  • Tư vấn các chính sách ưu đãi đối với hợp tác xã mới thành lập.
  • Tư vấn về trường hợp giải thể, thủ tục thực hiện giải thể hợp tác xã;
  • Tư vấn, soạn thảo đơn từ, chuẩn bị hồ sơ liên quan đến thủ tục giải thể hợp tác xã,
  • Tư vấn về các vấn đề phát sinh trong và sau khi giải thể hợp tác xã, đưa ra hướng giải quyết cho khách hàng;

Trên đây là bài viết về dịch vụ tư vấn mua lại hợp tác xã bằng nhận chuyển nhượng của Luật L24H. Nếu Quý khách có khó khăn, thắc mắc liên quan đến điều kiện, trình tự, thủ tục trở thành thành viên hợp tác xã hoặc cần luật sư tư vấn luật doanh nghiệp xin vui lòng liên hệ qua hotline 1900633716 để được luật sư chuyên môn tư vấn chi tiết.

Scores: 5 (46 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716