Các trường hợp tổ chức tín dụng được mua lại khoản nợ đã bán

Trường hợp tổ chức tín dụng được mua lại khoản nợ đã bán có sự thay đổi khi Thông tư 18/2022/TT-NHNN có hiệu lực thi hành. Mua bán nợ là thuật ngữ khá phổ biến trên thị trường tài chính – ngân hàng hiện nay. Đây là một hình thức kinh doanh phát triển từ khoản nợ gốc và thường là của những ngân hàng hay tổ chức tín dụng. Vậy liệu rằng hiện nay tổ chức tín dụng có thể mua lại khoản nợ đã bán, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Mua, bán nợ của tổ chức tín dụng

Mua, bán nợ của tổ chức tín dụng

Quy định về mua, bán nợ

Mua, bán nợ là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 17 tháng 07 năm 2015 mua, bán nợ là thỏa thuận bằng văn bản về việc chuyển giao quyền đòi nợ đối với khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ cho vay, khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh, theo đó bên bán nợ chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ cho bên mua nợ và nhận tiền thanh toán từ bên mua nợ.

Điều kiện khoản nợ được mua, bán

Khoản nợ được mua, bán phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 4 Thông tư 09/2015/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 17 tháng 07 năm 2015 như sau:

  • Hồ sơ, chứng từ và các tài liệu có liên quan của khoản nợ được mua, bán, hợp đồng bảo đảm (nếu có) do bên bán nợ cung cấp phải phản ánh đầy đủ, chính xác thực trạng khoản nợ theo đúng quy định của pháp luật.
  • Không có thỏa thuận bằng văn bản về việc không được mua, bán khoản nợ.
  • Khoản nợ không được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại thời điểm mua, bán nợ trừ trường hợp bên nhận bảo đảm đồng ý bằng văn bản về việc bán nợ.

Trường hợp tổ chức tín dụng được mua lại các khoản nợ đã bán

Theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Thông tư 09/2015/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 17 tháng 07 năm 2015  (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-NHNN) quy định các trường hợp tổ chức tín dụng được mua lại khoản nợ đã bán bao gồm:

  • Tổ chức tín dụng mua lại khoản nợ đã bán cho tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
  • Tổ chức tín dụng hỗ trợ mua lại khoản nợ đã bán cho tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo phương án phục hồi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đã được phê duyệt;
  • Tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc mua lại khoản nợ đã bán cho ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc.

Xử phạt hành vi mua lại các khoản nợ đã bán trái phép của tổ chức tín dụng

Xử phạt mua nợ trái pháp luật

Xử phạt mua nợ trái pháp luật

Tại Điều 50 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với tổ chức tín dụng không thành lập Hội đồng mua, bán nợ khi thực hiện mua nợ như sau:

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không thành lập Hội đồng mua, bán nợ khi thực hiện mua, bán nợ.

Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

  • Bán khoản nợ đã được sử dụng để bảo đảm nghĩa vụ dân sự khác, trừ trường hợp bên nhận bảo đảm đồng ý bằng văn bản về việc bán nợ;
  • Bên bán nợ mua lại các khoản nợ đã bán, trừ trường hợp quy định tại Điều 148 Luật Các tổ chức tín dụng đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động mua, bán nợ trong thời hạn 03 tháng đến 06 tháng đối với vi phạm tại khoản 1 Điều này.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục nguyên trạng khoản nợ về trước thời điểm thực hiện hoạt động mua, bán nợ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Và theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt tiền như sau:

Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;

Như vậy, tổ chức tín dụng mua lại các khoản nợ đã bán trái phép sẽ bị xử phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

Tư vấn mua, bán nợ đúng quy định pháp luật

Tư vấn mua, bán nợ đúng luật

Tư vấn mua, bán nợ đúng luật

  • Tư vấn các khoản nợ được mua, bán
  • Tư vấn mua, bán nợ theo quy định của pháp luật
  • Tư vấn soạn thảo hợp đồng mua, bán nợ
  • Tư vấn mức xử phạt khi mua, bán nợ trái phép
  • Tư vấn, hỗ trợ pháp lý các vấn đề khác có liên quan.

>>> Xem thêm: Tư vấn M&A thông qua mua nợ

Khi khoản nợ được bán đi thì toàn bộ quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ có sự thay đổi. Bên mua nợ cũng như bên bán nợ cần nắm rõ các quy định của pháp luật để tránh vi phạm. Các trường hợp tổ chức tín dụng được mua lại khoản nợ đã bán đã được chúng tôi trình bày phía trên. Nếu có thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến của Luật L24H, vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.633.716 để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

Scores: 5 (14 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,816 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716