Trẻ em là người dưới bao nhiêu tuổi? Các quyền của trẻ em

Trẻ em là người dưới bao nhiêu tuổi và pháp luật hiện nay bảo vệ trẻ em bằng cách quy định các nhóm quyền và bổn phận như thế nào. Sau đây Luật L24H sẽ thông tin đến các bạn về giới hạn độ tuổi được coi là trẻ em và các quyền của trẻ em.

Trẻ em là người dưới bao nhiêu tuổi

Trẻ em là người dưới bao nhiêu tuổi

Người dưới bao nhiêu tuổi thì được coi là trẻ em?

Điều 1 Luật Trẻ em 2016 quy định Trẻ em là người dưới 16 tuổi.

Như vậy, pháp luật Việt Nam công nhận những người dưới (chưa đủ) 16 tuổi là trẻ em.

Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới không có sự đồng nhất về độ tuổi của trẻ em. Ví dụ như trong Công ước Liên hợp quốc quy định trẻ em là người dưới (chưa đủ) 18 tuổi.

Trẻ em có những quyền nào

Trẻ em có những quyền nào

Trẻ em có những quyền nào theo pháp luật

Pháp luật Việt Nam hiện nay rất chú tâm trong việc bảo vệ quyền lợi của trẻ em. Theo quy định của Luật Trẻ em 2016 thì trẻ em có những quyền sau đây:

  • Quyền sống: Trẻ em có quyền được sống, được đảm bảo các điều kiện sống và phát triển
  • Quyền được khai sinh và có quốc tịch
  • Quyền được chăm sóc sức khỏe
  • Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng
  • Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu
  • Quyền được vui chơi, giải trí
  • Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc
  • Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
  • Quyền về tài sản
  • Quyền bí mật đời sống riêng tư
  • Quyền được sống chung với cha, mẹ
  • Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ
  • Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi
  • Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục
  • Quyền được bảo vệ không bị bóc lột sức lao động
  • Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơ, bỏ mặt
  • Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt
  • Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy
  • Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính
  • Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang
  • Quyền được bảo đảm an sinh xã hội
  • Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội
  • Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp
  • Quyền của trẻ em khuyết tật
  • Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn

Cơ sở pháp lý: Từ Điều 12 đến Điều 36 Luật Trẻ em 2016.

Cần làm gì khi phát hiện quyền trẻ em bị xâm phạm

Khi phát hiện trẻ em bị xâm phạm cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em trong trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi đến cơ quan lao động – thương binh và xã hội, cơ quan công an các cấp và Ủy ban nhân dân cấp xã. Sau đó, tùy vào từng trường hợp mà áp dụng các biện pháp như chăm sóc tâm lý, chăm sóc tinh thần, giúp trẻ em chăm sóc cơ thể,…

Cơ sở pháp lý: Điều 51 Luật Trẻ em 2014.

Xử lý hành vi xâm hại quyền trẻ em

Tùy theo tính chất và mức độ xâm hại quyền trẻ em mà hành vi xâm hại gây ra có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự. Sau đây là một số hành vi bị xử lý:

Xử lý hành chính

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây (khoản 1 Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP):

  • Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;
  • Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;
  • Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em;
  • Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau (khoản 1 Điều 26 Nghị định 130/2021/NĐ-CP)

  • Hủy hoại sách, vở, đồ dùng học tập của trẻ em;
  • Cố ý không thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho việc học tập của trẻ em theo quy định của pháp luật;
  • Không đảm bảo thời gian, điều kiện học tập cho trẻ em.

Phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc đi học của trẻ em  (khoản 2 Điều 26 Nghị định 130/2021/NĐ-CP).

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ học, nghỉ học (khoản 3 Điều 26 Nghị định 130/2021/NĐ-CP).

Xử lý hình sự

  • Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi: Bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm hành vi sau đây:

Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;

Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.

Cơ sở pháp lý: Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015.

  • Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi: bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm hành vi sau:

Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.

Cơ sở pháp lý: Điều 144 Bộ luật Hình sự 2015.

  • Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi: bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm khi thực hiện hành vi sau:

Người đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Cơ sở pháp lý: Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015.

  • Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi: bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi thực hiện hành vi sau:

Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác.

Cơ sở pháp lý: Điều 146 Bộ luật Hình sự 2015.

  • Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm: bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi thực hiện hành vi sau:

Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức,

Cơ sở pháp lý: Điều 147 Bộ luật Hình sự 2015.

Luật sư tư vấn pháp luật bảo vệ quyền trẻ em

Luật sư tư vấn về quyền của trẻ em

Luật sư tư vấn về quyền của trẻ em

  • Luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em
  • Luật sư hỗ trợ soạn thảo đơn khởi kiện hành vi xâm phạm quyền lợi trẻ em
  • Luật sư hỗ trợ thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm quyền lợi trẻ em
  • Luật sư hướng dẫn trình tự thủ tục khởi kiện hành vi xâm phạm quyền lợi trẻ em

Với nội dung cơ bản về trẻ em và quyền của trẻ em nêu trên, ta thấy pháp luật đang rất chú trọng sự phát triển toàn diện và bảo vệ quyền lợi một cách tối ưu nhất cho trẻ em. Trong quá trình tìm hiểu có gì thắc mắc vui lòng liên hệ với Luật L24H qua số hotline 1900.633.716 để được luật sư hôn nhân gia đình tư vấn, hỗ trợ một cách chi tiết nhất. Xin cảm ơn!

Scores: 5 (36 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,813 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716