Tranh chấp yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản người chết để lại phát sinh từ mâu thuẫn giữa các bên liên quan về việc phân chia tài sản và thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết. Khi phát sinh loại tranh chấp này thì người có quyền lợi bị xâm phạm có thể thực hiện khởi kiện tại Tòa án để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Để tìm hiểu rõ hơn những quy định của pháp luật về vấn đề này mời quý độc giả theo dõi bài viết sau.
Tranh chấp yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản người chết để lại
Thực hiện nghĩa vụ tài sản người chết để lại theo quy định pháp luật
Căn cứ vào Điều 614 Bộ luật Dân sự 2015 quy định kể từ thời điểm mở thừa kế thì những người thừa kế có các quyền thừa kế và phải thực nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
Căn cứ vào Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như sau:
- Thứ nhất, những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Thứ hai, trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
- Thứ ba, trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Thứ tư, trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
Như vậy, theo những quy định nêu trên, khi thừa kế tài sản, người thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
Giải quyết tranh chấp thực hiện nghĩa vụ tài sản qua thương lượng, hòa giải
Hiện nay, vẫn chưa có quy định pháp luật nào bắt buộc các bên trong tranh chấp yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản người chết để lại phải giải quyết tranh chấp này tại các cơ quan có thẩm quyền. Vậy nên, các bên có thể tự tổ chức tiến hành thương lượng và thỏa thuận hòa giải với nhau về việc thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, phương thức tự hòa giải này không có tính ràng buộc cho dù các bên đã thỏa thuận thành công. Do đó, khi tự tiến hành hòa giải các bên vẫn nên lập biên bản rõ ràng để có căn cứ giải quyết nếu có tranh chấp xảy ra.
Giải quyết tranh chấp thông qua khởi kiện tại tòa án
Thời hiệu khởi kiện
Căn cứ theo khoản 2, 3 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 thì thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được xác định như sau:
- Thứ nhất, thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp giữa những người được hưởng thừa kế để xác định ai là người phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại là là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế
- Thứ hai, thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thẩm quyền giải quyết
Căn cứ theo khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, những tranh chấp về thực hiện nghĩa vụ tài sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại của tòa án theo cấp được xác định như sau:
- Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
- Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp theo khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại của tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau: Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
Hồ sơ giải quyết
Căn cứ theo khoản 4, 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 khi tiến hành khởi kiện giải quyết tranh chấp thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại cần chuẩn bị hồ sơ khởi kiện như sau:
- Đơn khởi kiện theo Mẫu số 23 – DS được ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 13 tháng 01 năm 2017.
- Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm kèm theo đơn khởi kiện;
- Giấy tờ pháp lý của người khởi kiện.
Trình tự thủ tục giải quyết
Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết để lại được tiến hành như sau:
Bước 1:Nộp đơn khởi kiện
Người khởi kiện có thể nộp hồ sơ khởi kiện bằng một trong các phương thức theo quy định tại khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
- Nộp trực tiếp tại Tòa án;
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
- Gửi trực tuyến qua Cổng Dịch vụ Công Quốc gia.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện
Căn cứ khoản 1 và khoản 3 Điều 191 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Tòa án tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện như sau:
Thứ nhất, tiếp nhận đơn
- Nếu nộp trực tiếp, Tòa án cấp ngay giấy xác nhận đơn cho người khởi kiện
- Nếu nộp theo đường dịch vụ bưu chính, Tòa án gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn
- Nếu nộp bằng phương thức gửi trực tuyến, Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng Dịch vụ Công Quốc gia.
Thứ hai, xử lý đơn khởi kiện:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
- Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;
- Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
- Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Bước 3: Thụ lý vụ án
Căn cứ khoản 1 Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thụ lý vụ án:
- Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
- Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
- Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
- Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Bước 4: Chuẩn bị xét xử
Căn cứ theo khoản 1 Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng kể từ ngày thụ lý.
Trong trường hợp vụ án có tính chất phức tạp, sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì có thể gia hạn nhưng không quá 02 tháng.
Theo khoản 2 Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Lập hồ sơ vụ án theo quy định tại Điều 198 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;
- Xác định tư cách đương sự, người tham gia tố tụng khác;
- Xác định quan hệ tranh chấp giữa các đương sự và pháp luật cần áp dụng;
- Làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án;
- Xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này;
- Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật này.
Bước 5: Mở phiên toà xét xử sơ thẩm
- Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa
- Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng theo quy định tại khoản 4 Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Một số thủ tục được thực hiện tại phiên tòa xét xử sơ thẩm như sau:
- Thực hiện việc khai mạc phiên tòa;
- Tiến hành thủ tục hỏi tại phiên tòa;
- Tiến hành tranh tụng;
- Nghị án
Bước 6: Ra bản án hoặc quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự về việc giải quyết toàn bộ nội dung vụ án
Hội đồng xét xử ban hành bản án hoặc quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên về giải quyết tranh chấp thực hiện nghĩa vụ tài sản.
Bước 7: Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm nếu có kháng cáo, kháng nghị
Thủ tục giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ tài sản
Tư vấn tranh chấp yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết để lại
Luật L24H cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý về giải quyết tranh chấp yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết để lại như sau:
- Tư vấn những vấn đề pháp luật về thừa kế;
- Tư vấn về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại theo quy định của pháp luật;
- Tư vấn giải quyết tranh chấp yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết để lại;
- Hỗ trợ soạn thảo đơn khởi kiện, chuẩn bị hồ khởi kiện tranh chấp về yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết để lại
- Tư vấn trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản
- Dịch vụ đại diện cho khách hàng làm việc với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ kiện
- Dịch vụ Luật sư bảo vệ quyền lợi cho khách hàng khi giải quyết tranh chấp tại Tòa án.
Tư vấn giải quyết tranh chấp nghĩa vụ tài sản
>>> Tham khảo thêm về: Dịch vụ luật sư tranh tụng Giỏi
Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, có một số nghĩa vụ về tài sản của công dân sẽ không bị mất đi dù người có nghĩa vụ đã mất. Khi thừa kế tài sản của người này, người thừa kế đồng thời phải chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết để lại. Nếu còn điều vướng mắc cần luật sư thừa kế tư vấn giải đáp về quyền nghĩa vụ thừa kế các vấn đề pháp lý liên quan hãy liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được hỗ trơ giải đáp kịp thời, hiệu quả nhất.
Tham khảo thêm một số bài viết liên quan có thể bạn quan tâm: