Tranh chấp tiền đặt cọc thuê nhà

Tranh chấp tiền đặt cọc thuê nhà xoay quanh những vấn đề liên quan đến tiền đặt cọc khi ký kết hợp đồng thuê nhà, thuê phòng trọ, chung cư, căn hộ… giữa người thuê nhà và chủ cho thuê nhà. Bài viết dưới đây của Luật L24H sẽ giúp Quý vị bạn đọc hiểu rõ hơn về dạng tranh chấp này cũng như cách giải quyết tranh chấp về tiền đặt cọc thuê nhà.

giải quyết tranh chấp tiền đặt cọc thuê nhà

Tư vấn giải quyết tranh chấp tiền đặt cọc thuê nhà.

Tiền đặt cọc thuê nhà là gì?

Hiện nay, pháp luật không có định nghĩa cho khái niệm “tiền đặt cọc thuê nhà” tuy nhiên, việc thực hiện đặt cọc thuê nhà dựa trên bản chất là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: “Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.”

Do đó, tiền đặt cọc cho thuê nhà có thể được hiểu là tiền của bên thuê nhà giao cho bên cho thuê để bảo đảm nghĩa vụ của bên thuê được thực hiện đúng như hợp đồng đã cam kết. Trên thực tế, Tiền đặt cọc là tiền người thuê nhà giao cho chủ nhà giữ trước, để đề phòng những trường hợp nợ chậm tiền thuê nhà, hoặc phát sinh những hư hỏng trong căn nhà cho thuê.

Khi nào xảy ra tranh chấp tiền đặt cọc thuê nhà

Tranh chấp tiền đặt cọc thuê nhà thường xảy ra khi rơi vào một trong số các trường hợp như:

  • Tranh chấp về các quyền và nghĩa vụ đã giao trong hợp đồng thuê nhà (bên cho thuê không tạo điều kiện cho bên thuê nhà sử dụng như đã giao kết trong hợp đồng nên bên thuê nhà có nhu cầu đòi lại tiền đặt cọc, bên cho thuê không bàn giao nhà cho thuê đúng thời hạn đã giao kết,…)
  • Tranh chấp về quyền sử dụng nhà cho thuê (nhà cho thuê không thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê mà có tranh chấp với người thứ ba trong khi bên thuê đã giao tiền đặt cọc cho bên cho thuê,..)
  • Các dạng tranh chấp khác liên quan đến tiền đặt cọc thuê nhà khi hai bên đã ký kết hợp đồng đặt cọc, hợp đồng thuê nhà,..

Quy định pháp luật về đặt cọc trong hợp đồng thuê nhà

Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

Đối chiếu quy định trên, việc đặt cọc hợp đồng thuê nhà là sự thỏa thuận của 2 bên là bên cho thuê nhà và bên thuê nhà, pháp luật không bắt buộc khi thuê nhà hai bên phải thỏa thuận đặt cọc, đặt cọc chỉ là biện pháp để hai bên bảo đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cho nhau

(Căn cứ Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015).

Quy định pháp luật về đặt cọc trong hợp đồng thuê nhà.

Quy định pháp luật về đặt cọc trong hợp đồng thuê nhà.

Phương hướng giải quyết tranh chấp tiền đặt cọc thuê nhà

Thương lượng

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kì bên thứ ba nào.

Phương thức giải quyết tranh chấp này có ưu điểm là sự đơn giản của phương thức thực hiện, ít tốn kém, lại không bị ràng buộc bởi những thủ tục pháp lý phức tạp. Tuy nhiên, việc thỏa thuận của hai bên không bị ràng buộc pháp lý, cho nên, việc đảm bảo cả hai bên đều thực hiện như kết quả thương lượng là khá rủi ro.

Hòa giải

Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh.

Quá trình hòa giải các bên tranh chấp không chịu sự chi phối bởi các quy định có tính khuôn mẫu, bắt buộc của pháp luật về thủ tục hòa giải.

Kết quả hòa giải thành được thực thi cũng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp mà không có bất kì cơ chế pháp lý nào bảo đảm thi hành những cam kết của các bên trong quá trình hòa giải.

Khởi kiện tại Tòa án

Trình tự, thủ tục khởi kiện và giải quyết vụ án tại Tòa án nhân dân được thực hiện như sau:

  1. Đương sự nộp Đơn khởi kiện (theo mẫu đơn số 23-DS ban hành kèm theo nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP) tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú hoặc nơi nguyên đơn cư trú nếu có thỏa thuận (căn cứ theo Điều 35, 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015) để yêu cầu giải quyết tranh chấp về Hợp đồng thuê nhà. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo thì người khởi kiện phải làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí;
  2. Tòa án sẽ tiến hành xem xét Đơn khởi kiện, nếu đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ được Tòa án thụ lý;
  3. Tòa án tiến hành các thủ tục cần thiết để đưa vụ án ra xét xử bao gồm: Chuẩn bị xét xử và hòa giải;
  4. Tòa án thực hiện việc xét xử sơ thẩm vụ án;
  5. Xét xử phúc thẩm vụ án (nếu có).

>>> Tham khảo thêm về: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua nhà chung cư

Luật sư tư vấn hỗ trợ giải quyết tranh chấp tiền đặt cọc thuê nhà

  • Tư vấn luật cụ thể về tranh chấp hợp đồng đặt cọc và giúp đương sự tìm ra hướng đi phù hợp nhất, cách lấy lại tiền đặt cọc cho bên thuê khi bên thuê có nguy cơ bị mất tiền đặt cọc, các lưu ý khi ký kết hợp đồng thuê nhà;
  • Soạn thảo các giấy tờ như đơn khởi kiện, đơn yêu cầu để giải quyết tranh chấp hợp đồng;
  • Chuẩn bị hồ sơ giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà, tranh chấp liên quan đến tiền đặt cọc thuê nhà;
  • Nộp đơn và hồ sơ tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng thuê nhà;
  • Tham gia vào vụ tranh chấp hợp đồng thuê nhà, tranh chấp giữa chủ nhà với người thuê nhà với tư cách là đại diện theo ủy quyền hoặc người bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ;
  • Các công việc liên quan khác.

>>> Tham khảo thêm về dịch vụ: Giải quyết tranh chấp hợp đồng dân s

Luật sư tư vấn hỗ trợ giải quyết tranh chấp tiền đặt cọc thuê nhà.

Luật sư tư vấn hỗ trợ giải quyết tranh chấp tiền đặt cọc thuê nhà.

Với nhu cầu thuê nhà đông đảo như hiện nay, đặc biệt là đối với các đối tượng sinh viên, người xa quê đi làm tại thành phố, khu công nghiệp,…không tránh khỏi các tranh chấp tiền đặt cọc thuê nhà xảy ra. Liên hệ tổng đài tư vấn luật dân sự qua hotline 1900.633.716 để được cung cấp thông tin liên quan và phương hướng giải quyết tranh chấp tiền đặt cọc thuê nhà cũng như các dạng tranh chấp khác mà Quý khách gặp phải.

Scores: 5 (47 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,819 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716