Tranh chấp mua nhà bằng vi bằng

Tranh chấp mua nhà bằng vi bằng là tranh chấp về chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Và việc chuyển nhượng bất động sản là nhà ở phải được công chứng, chứng thực theo quy định của Luật Đất đai và Luật Nhà ở. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều người thực hiện chuyển nhượng quyền bằng cách lập vi bằng khiến cho quyền lợi của họ không được bảo đảm. Nên bài viết này sẽ giúp hiểu rõ hơn về việc mua nhà bằng vi bằng các rủi ro và phương thức giải quyết tranh chấp

mua nhà bằng vi bằng

Tranh chấp mua nhà bằng vi bằng

Mua nhà bằng vi bằng có hợp pháp không?

Vi bằng là gì?

Theo quy định tại khoản 3 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì “Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức”.

Tính hiệu lực của việc mua nhà vi bằng.

Theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 đã đặt ra điều kiện đối với hợp đồng mua bán nhà ở là phải thực hiện thủ tục công chứng hoặc chứng thực.

Bên cạnh đó, Điều 122 Luật Nhà ở 2014 cũng quy định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mua bán nhà là tại thời điểm công chứng, chứng thực.

Ngoài ra tại Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP đã quy định những trường hợp không được lập vi bằng, cụ thể là tại khoản 4 Nghị định này: “Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính”.

Từ những quy định trên, có thể kết luận rằng việc việc mua bán nhà bằng vi bằng không có giá trị hiệu lực.

Hệ quả pháp lý khi mua nhà bằng vi bằng.

Hệ quả pháp lý khi mua nhà bằng vi bằng

Quy định tại khoản 2 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 thì việc mua nhà bằng vi bằng không thỏa điều kiện có hiệu liệu của hợp đồng. Nên theo Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng sẽ bị vô hiệu do không tuân thủ về hình thức.

Hợp đồng vô hiệu thì hệ quả sẽ theo quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015. Vì vậy, khi mua nhà bằng vi bằng sẽ bị vô hiệu và có các hệ quả sau:

  • Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
  • Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
    Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
  • Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
  • Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
  • Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Giải quyết tranh chấp mua bán nhà bằng vi bằng ở đâu.

Khi có tranh chấp mua nhà bằng vi bằng xảy ra thì có thể tiến hành khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Theo điểm b khoản 1 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì tranh chấp hợp đồng mua bán nhà bằng vi bằng là thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Và theo điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2013 thì thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân cấp huyện.

Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp mua nhà vi bằng.

Hồ sơ khởi kiện.

Cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

  1. Đơn khởi kiện theo mẫu số 23 Nghị quyết số 01 năm 2017 Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán về ban hành một sổ biểu mẫu trong tố tụng dân sự;
  2. Vi bằng mua bán nhà đất;
  3. Giấy tờ nhân thân.
  4. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm (khoản 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Cách thức nộp đơn.

Theo khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì có 2 hình thức nộp đơn khởi kiện như: Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc Nộp đơn khởi kiện tới Tòa án qua đường bưu điện.

Quy trình giải quyết tranh chấp của Tòa án

Sau khi tiếp nhận đơn khởi kiện Tòa án sẽ xem xét đơn (Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Nếu hồ sơ chưa đủ thì Tòa án yêu cầu bổ sung  (khoản 3 Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Nếu hồ sơ đủ:

  • Tòa thông báo nộp tạm ứng án phí (khoản 1 Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
  • Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thuế theo giấy báo tạm ứng án phí và mang biên lai nộp lại cho Tòa (khoản 2 Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
  • Khi nhận được biên lai đóng tạm ứng án phí Tòa án sẽ thụ lý giải quyết (khoản 3 Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Trong giai đoạn này Tòa sẽ tổ chức hòa giải tại Tòa án (Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015);

Theo Điều 202 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì nếu không hòa giải thành thì Tòa sẽ đưa vụ án tranh chấp ra xét xử sơ thẩm (không thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc đình chỉ).

Sau khi có bản án sơ thẩm các bên tranh chấp có quyền kháng cáo nếu không đồng ý với bản án và phải có căn cứ (Điều 271 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Luật sư tư vấn về tranh chấp mua nhà bằng vi bằng.

Luật sư tư vấn về tranh chấp mua nhà bằng vi bằng

Luật sư tư vấn về tranh chấp mua nhà bằng vi bằng

  • Tư vấn các quyền và nghĩa vụ các bên khi mua nhà bằng vi bằng;
  • Tư vấn, chuẩn bị liên hệ và đàm phán với các bên liên quan trong việc;
  • Tư vấn về quy định của Luật Đất đai;
  • Tư vấn về hiệu lực mua nhà bằng vi bằng;
  • Hướng dẫn khách hàng xử lý khi mua nhà vi bằng;
  • Tư vấn thủ tục khởi kiện tranh chấp mua nhà bằng vi bằng;
  • Soạn thảo đơn khởi kiện tranh chấp đất đai, đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và các đơn từ tố tụng liên quan;
  • Trao đổi và hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin;
  • Luật sư đại diện theo ủy quyền gặp gỡ, trao đổi với các cơ quan Trọng tài, Tòa án, cơ quan thi hành án để bảo vệ tốt nhất cho quyền và nghĩa vụ hợp pháp của khách hàng.

Mua nhà bằng vi bằng chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn cao cho nên khi mua nhà hay bất động sản, cần phải tìm hiểu và nắm rõ quy định của pháp luật để tránh hậu quả không mong muốn xảy ra. Nếu Quý bạn đọc còn những thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần hỗ trợ tư vấn luật đất đai, xin vui lòng liên hệ tới số HOTLINE 1900633716 để được giải đáp kịp thời và chi tiết nhất.

Scores: 4.7 (42 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,827 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716