Tranh chấp đất đai giữa anh em ruột trong gia đình

Tranh chấp đất đai giữa anh em ruột trong gia đình xảy ra khi anh em ruột trong gia đình tranh giành đất đai. Để giải quyết tranh chấp này, anh em trong gia đình có thể thỏa thuận hòa giải hoặc khởi kiện lên tòa án. Bài viết dưới đây của Luật L24H sẽ cung cấp thêm thông tin về tranh chấp đất đai giữa anh em ruột trong gia đình cũng như dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp đất đai của chúng tôi.

Tranh chấp đất đai anh em ruột trong gia đình

Tranh chấp đất đai anh em ruột trong gia đình

Các tình huống tranh chấp đất đai giữa anh em ruột thường gặp

  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất sau thừa kế. Tình huống này thường xảy ra khi cha mẹ chết mà không để lại di chúc, phần di sản đất đai do cha mẹ để lại không được định đoạt cụ thể để lại cho ai. Tranh chấp xảy ra khi những người con không thỏa thuận chia được phần đất của mỗi người và tranh giành tài sản.
  • Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất. Đây là dạng tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất như: mua bán, tặng cho, cầm cố, thế chấp, đổi đất, ủy quyền quản lý đất…

>>> Tham khảo thêm về: Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Quy trình giải quyết tranh chấp giữa anh em ruột về đất đai

Thủ tục hòa giải

  1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
  2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.
  3. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
  4. Nếu hòa giải thành thì sự việc dừng lại ở đây mà không cần khởi kiện.

Cơ sở pháp lý: Điều 202 Luật Đất đai 2013

>>> Tham khảo thêm về: Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

Thủ tục hòa giải

Thủ tục hòa giải

Thủ tục khởi kiện

  1. Sau khi hòa giải không thành, người khởi kiện phải có thể làm đơn khởi kiện và gửi đến Tòa án. (mẫu đơn khởi kiện 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP).
  2. Sau khi Tòa án nhận đơn khởi kiện, Tòa sẽ tiến hành xem xét đơn khởi kiện và quyết định có thụ lý vụ án tranh chấp đất hay không. Nếu thụ lý vụ án, Tòa án sẽ tiến hành các công việc, thủ tục để chuẩn bị xét xử vụ án. Các công việc mà Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử là thu thập chứng cứ, tổ chức hòa giải, tổ chức xem xét thẩm định tại chỗ, tiến hành định giá đất, tiến hành xác định nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất.
  3. Tòa án sẽ căn cứ vào nguồn gốc tạo lập đất, quá trình sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất, các giấy tờ liên quan đến việc sử dụng đất của các bên để tiến hành xét xử vụ án.
  4. Sau khi có bản án sơ thẩm, trong thời hạn 15 ngày (thời hạn kháng cáo), kể từ ngày Tòa tuyên án, nếu không đồng ý với bất kỳ nội dung nào của bản án sơ thẩm, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền nộp đơn kháng cáo bản án sơ thẩm để yêu cầu tòa án cấp phúc thẩm giải quyết.

Cơ sở pháp lý: Điều 190, 191, 195, 208, khoản 1 Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

>>> Tham khảo thêm về: Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong gia đình?

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình.
  • Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được Tòa án nhân dân giải quyết hoặc Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
  • Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
  • Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết.

Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 202, Điều 203 Luật Đất đai 2013

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong gia đình

Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong gia đình?

Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột trong gia đình

  • Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến tranh chấp đất đai.
  • Tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai trong gia đình.
  • Tư vấn phương thức giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột trong gia đình.
  • Tư vấn xác định thẩm quyền Tòa án giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Tư vấn thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện.
  • Tư vấn phương hướng bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.
  • Đại diện theo ủy quyền, tham gia tố tụng tại Tòa án.

>>> Tham khảo thêm về: Tư vấn tranh chấp đất đai

Như vậy, bài viết trên đây của Luật L24H đã cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin cơ bản về thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột trong gia đình. Theo đó, anh em trong gia đình có thể thực hiện hòa giải trước, sau đó nếu vẫn không thể thỏa thuận thì có thể khởi kiện lên Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết. Nếu quý bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc pháp lý nào liên quan hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp đất đai của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua hotline 1900633716. Xin cảm ơn!

Scores: 4.81 (19 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,826 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716