Tội xâm phạm quyền tự do báo chí của công dân điều 167 Luật Hình sự

Xâm phạm quyền tự do báo chí của công dân là hành vi cản trở công dân thực hiện quyền tự do báo chí của công dân. Quyền tự do báo chí của công dân đã được pháp luật Việt Nam công nhận và quy định tại Điều 25 Hiến pháp 2013, pháp luật cũng đã quy định về mức xử phạt của tội phạm này tại điều 167 Bộ luật Hình sự 2015. Bài viết dưới đây Luật L24H sẽ cung cấp những thông tin tội này đến Quý bạn đọc.

Xâm phạm quyền tự do báo chí của công dân là gì?

Xâm phạm quyền tự do báo chí của công dân là gì?

Tội xâm phạm quyền tự do báo chí là gì?

Tự do báo chí là một trong những điều kiện cần thiết để thực hiện chức năng xã hội của truyền thông. Tự do báo chí là một bộ phận cấu thành tự do tư tưởng- ngôn luận và là thành phần quan trọng biểu hiện quyền con người cơ bản vốn đã được khẳng định không chỉ trong Hiến chương tổng hợp về quyền con người của Liên hợp quốc mà cả trong Hiến pháp của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quyền tự do báo chí là một trong những quyền cơ bản của công dân, được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận và bảo vệ, thông qua phương tiện thông tin đại chúng, thể hiện ý kiến, quan điểm, tình cảm của mình trước các vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

>>> Xem thêm: Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ

Cấu thành tội phạm của tội xâm phạm quyền tự do báo chí

Khách thể

Khách thể của tội phạm là quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân.

>>> Xem thêm: Khách thể là gì? Khách thể của tội phạm trong Bộ Luật Hình sự

Chủ thể

Chủ thể của tội phạm này là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự bao gồm năng lực nhận thức và năng lực làm chủ hành vi.

Trong trường hợp là vụ án đồng phạm, các chủ thể có thể cùng là người thực hành, cùng trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội. Nhưng cũng có thể có sự phân chia vai trò đối với từng đồng phạm như người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức.

Mặt khách quan

  • Hành vi dùng vũ lực

Hành vi dùng vũ lực trong tội xâm phạm quyền tự do báo chí của công dân là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động vào người khác như đánh, trói nhằm cản trở không cho công dân được tự do báo chí. Những hành vi này chủ yếu làm tê liệt sự kháng cự của người bị hại để bị hại không thể bày tỏ mong muốn của mình hay tiếp cận thông tin mình quan tâm.

  • Hành vi đe doạ dùng vũ lực

Đe doạ dùng vũ lực là hành vi của một người dùng lời nói hoặc hành động uy hiếp tinh thần của người khác, làm cho người bị đe dọa sợ hãi như: dọa giết, dọa đánh, dọa bắn… làm cho người bị hại sợ dẫn đến không thể tự do báo chí. Người phạm tội có thể đe dọa dùng vũ lực trực tiếp với nạn nhân như dọa giết nạn nhân,… nhưng cũng có thể đe dọa sẽ dùng vũ lực với người thân thích, người mà nạn nhân quan tâm nếu nạn nhân ko làm theo ý muốn của người phạm tội,…

  • Đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính

Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm là trước đó đã có lần xâm phạm quyền tự do báo chí, đã bị xử lý bằng một trong những hình thức kỷ luật theo quy định của Nhà nước hoặc theo quy định trong Điều lệ của tổ chức và chưa hết thời hạn được xóa kỷ luật, nay lại có hành vi xâm phạm quyền tự do báo chí của công dân. Nếu trước đó người phạm tội tuy có bị xử lý kỷ luật, nhưng về hành vi khác không phải là hành vi xâm phạm quyền tự do báo chí của công dân thì cũng không cấu thành tội phạm này.

Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm là trước đó đã có lần xâm phạm quyền tự do báo chí của công dân, đã bị xử phạt hành chính bằng một trong những hình thức xử phạt hành chính hoặc bằng một trong những hình thức xử lý hành chính khác theo quy định của Luật Xử phạt vi phạm hành chính và chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý hành chính, nay lại có hành vi xâm phạm quyền tự do báo chí của công dân. Nếu trước đó người phạm tội tuy có bị xử lý hành chính, nhưng về hành vi khác không phải là hành vi xâm phạm quyền tự do báo chí của công dân thì cũng không cấu thành tội phạm này.

Mặt chủ quan

Tội xâm phạm quyền tự do báo chí của công dân được thực hiện do lỗi cố ý

Người phạm tội nhận thức rõ hành vi xâm phạm quyền tự do báo chí của công dân là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Động cơ và mục đích của người thực hiện hành vi phạm tội này rất đa dạng nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này.

Cấu thành tội phạm tội xâm phạm quyền tự do báo chí

Dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội xâm phạm quyền tự do báo chí

Khung hình phạt về tội xâm phạm quyền tự do báo chí của công dân

Căn cứ theo Điều 167 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định 2 khung hình phạt cho tội phạm này như sau:

Khung hình phạt 1: Quy định hình phạt áp dụng đối với người phạm tội bao gồm phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Khung khung hình phạt 2: Có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm áp dụng cho người phạm tội thuộc một trong các trường hợp phạm tội sau:

  • Có tổ chức: Là trường hợp có từ hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm và đòi hỏi phải có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội: Đó hành vi của một cá nhân làm phá vỡ trật tự, kỷ cương của xã hội một cách nghiêm trọng, khiến cho một bộ phận không nhỏ người dân mất niềm tin, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, phá vỡ quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành; xâm phạm những giá trị xã hội, chuẩn mực đạo đức được mọi người tôn trọng, thừa nhận, tuân thủ.

Người phạm tội này còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm.

Luật sư tư vấn về của tội xâm phạm quyền tự do báo chí của công dân

  • Tư vấn pháp luật về dấu hiệu tội phạm của tội xâm phạm quyền tự do báo chí của công dân
  • Luật sư tư vấn về khung hình phạt tội xâm phạm quyền tự do báo chí của công dân
  • Tư vấn về ân xá, đặc xá
  • Tư vấn về các thủ tục tại Tòa
  • Hỗ trợ bảo vệ, bào chữa tại Tòa

>>> Tham khảo thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa

Tư vấn về tội xâm phạm quyền tự do báo chí

Tư vấn về tội xâm phạm quyền tự do báo chí của công dân

Tự do báo chí của công dân cũng là một trong các quyền được pháp luật bảo vệ. Không một cá nhân, tổ chức nào có quyền xâm phạm. Những tội phạm thực hiện hành vi xâm phạm đến quyền tự do báo chí của công dân sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 167 Bộ luật Hình sự. Nếu trong quá trình tìm hiểu, Quý bạn đọc có gì thắc mắc cần luật sư TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ về tội danh, mức xử phạt, tư vấn thủ tục bào chữa xin vui lòng liên hệ chúng tôi qua số hotline 1900.633.716 để được luật sư hình sự tư vấn kỹ hơn.

Scores: 4.9 (27 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,961 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716