Tội tham ô tài sản, khung hình phạt theo Điều 353 Bộ luật hình sự

Tội danh tham ô tài sản là một loại tội phạm bị khởi tố theo Điều 353 Bộ luật hình sự và được xếp vào mục Các tội phạm về chức vụ, với cấu thành quan trọng là hành vi lạm dụng quyền hạn để chiếm đoạt tài sản. Khung hình phạt cho loại tội này áp dụng tùy vào mức độ vi phạm của tội phạm. Bài viết này, các luật sư của Luật L24H sẽ cung cấp một số thông tin về tội danh tham ô tài sản.

Tội tham ô tài sản

Tội tham ô tài sản

Tội tham ô tài sản là gì?

Căn cứ theo Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015, Tội tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý và thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Tài sản bị chiếm đoạt trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
  • Tài sản bị chiếm đoạt trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi tham ô tài sản mà còn vi phạm;
  • Tài sản bị chiếm đoạt trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương XIII quy định về Các tội phạm về chức vụ (từ Điều 353 đến Điều 359), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Tội tham ô tài sản bị khởi tố khi nào

Mặt chủ quan

Mặt chủ quan của tội tham ô tài sản đó là người phạm tội thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý trực tiếp. Nghĩa là, “người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra” (khoản 1 Điều 10 BLHS năm 2015).

Bởi lẽ, đây là loại tội phạm có tính chất chiếm đoạt cho nên không có trường hợp tham ô tài sản nào được thực hiện do cố ý gián tiếp, vì người phạm tội này bao giờ cũng mong muốn chiếm đoạt được tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.

Mặt khách quan

Hành vi khách quan của người tham ô tài sản chính là hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý bằng thủ đoạn lợi dụng chức vụ quyền hạn. Đối tượng của hành vi này là những tài sản mà người phạm tội có thẩm quyền quản lý.

Hành vi chiếm đoạt tài sản phải gắn liền với việc đảm nhiệm chức vụ, quyền hạn của người phạm tội, nếu người phạm tội không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ sẽ khó hoặc không thể thực hiện được hành vi chiếm đoạt tài sản.

Tuy nhiên, không phải bất cứ hành vi chiếm đoạt tài sản nào của người có chức vụ thì cũng đều là tham ô tài sản theo Bộ luật hình sự. Nếu hành vi chiếm đoạt tài sản do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện không liên quan gì đến chức vụ, quyền hạn của họ thì cũng không thể coi là tội tham ô tài sản.

Đồng thời, giá trị của tài sản bị tham ô phải từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu nhưng thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 353 Bộ luật hình sự 2015 quy định.

Chủ thể

Chủ thể của Tội tham ô tài sản phải đáp ứng được hai yếu tố sau:

  • Là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước;
  • Là người có trách nhiệm quản lý đối với tài sản chiếm đoạt.

Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ (căn cứ theo Khoản 2 Điều 352 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017).

Khi nào bị khởi tố tội tham ô tài sản

Khi nào bị khởi tố tội tham ô tài sản

Khách thể

Khách thể của tội tham ô tài sản chính là hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong nhà nước và của cả các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước;  ảnh hưởng đến uy tín, tính đúng đắn của các hoạt động này, làm cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bị suy yếu, mất uy tín.

Thêm vào đó, hành vi tham ô tài sản còn tác động đến khách thể là tài sản mà người phạm tội có trách nhiệm quản lý. Tài sản này có thể là tài sản của nhà nước giao cho các cơ quan, tổ chức trong nhà nước hoặc là tài sản của các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước.

Khung hình phạt đối với tội tham ô tài sản

Căn cứ theo Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương Chương XIII quy định về Các tội phạm về chức vụ (từ Điều 353 đến Điều 359), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Có tổ chức;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
  • Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

Các hình phạt bổ sung đối với các hành vi nêu trên như sau:

  • Cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
  • Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì cũng sẽ bị áp dụng các khung hình phạt nêu trên.

Khung hình phạt đối với tội tham ô tài sản

Khung hình phạt đối với tội tham ô tài sản

Luật sư bào chữa tội tham ô tài sản

  • Tư vấn bào chữa tội tham ô tài sản;
  • Tư vấn về cách xác định đồng phạm của tội tham ô tài sản;
  • Tư vấn về cách tố cáo, trình báo về tội tham ô tài sản.

Có thể nói, tham ô tài sản là một hành vi gây ra những ảnh hưởng rất xấu. Trên thực tế, cùng là một hành vi tham ô tài sản nhưng với những tình tiết khác nhau cũng sẽ dẫn đến những khung hình phạt khác nhau. Vì thế, việc tham khảo ý kiến của người có chuyên môn là việc làm phù hợp và cần thiết. Các luật sư hình sự của Luật L24H sẵn sàng hỗ trợ Quý khách 24/24 qua hotline 1900.633.716. Rất vui vì được hỗ trợ Quý khách. Xin cảm ơn.

Scores: 4.6 (14 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,816 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716