Tội mạo danh người khác bị xử lý như thế nào theo quy định mới nhất

Tội mạo danh người khác thực hiện hành vi giả danh bằng nhiều cách thức khác nhau gây ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm của người khác hoặc để chiếm đoạt tài sản người khác với nhiều thủ đoạn khác nhau. Đây là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm và phải chịu chế tài xử phạt nghiêm khắc. Vậy, tội mạo danh người khác bị xử lý thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Tội mạo danh người khác

Tội mạo danh người khác

Thế nào được xem là mạo danh người khác?

Bộ luật Hình sự không quy định thế nào là “mạo danh người khác”, tuy nhiên có thể hiểu mạo danh người khác là việc sử dụng thông tin, danh nghĩa của cá nhân hoặc tổ chức khác để làm những việc có lợi cho mình hoặc để thực hiện các hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản người khác, thậm chí là để bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức khác.

Xử phạt hành vi mạo danh người khác

Với mỗi trường hợp mạo danh khác nhau, người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị xử lý về các tội phạm khác nhau và chịu mức phạt khác nhau.

Xử phạt hành vi mạo danh người khác

Xử phạt hành vi mạo danh người khác

Mạo danh người khác để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Hành vi mạo danh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 02 triệu đồng trở lên hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc trường hợp pháp luật quy định có thể bị xử lý về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Theo đó, mức phạt thấp nhất của tội này là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm. Mức phạt cao nhất là phạt tù từ 12 – 20 năm hoặc tù chung thân nếu phạm tội thuộc trường hợp:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên;

+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Mạo danh chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác của người khác

Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác được quy định tại Điều 339 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 theo đó người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 02 năm.

>>> Tham khảo chi tiết thêm về: Tội giả mạo trong công tác

Mạo danh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác

Người nào mạo danh xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị xử lý về Tội làm nhục người khác quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Theo đó, mức phạt thấp nhất là phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Mức phạt cao nhất là phạt tù từ 02 – 05 năm nếu phạm tội thuộc trường hợp:

+ Làm nạn nhân tự sát;

+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

Ngoài ra với trường hợp mạo danh người khác khi sử dụng dịch vụ bưu chính có thể bị phạt từ 05 -10 triệu đồng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 do Chính phủ ban hành quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

>>> Tham khảo thêm về: Tội bôi nhọ danh dự, xúc phạm nhân phẩm người khác trên facebook

Phát hiện hành vi mạo danh người khác cần làm gì?

Phát hiện hành vi mạo danh người khác

Phát hiện hành vi mạo danh người khác

Nếu cá nhân, tổ chức nào biết được thông tin của mình bị mạo danh, bị lấy danh nghĩa của mình ra để đi lừa đảo, chiếm đoạt tiền hay vu khống nhằm bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm một đối tượng cá nhân khác mà mình không quen biết thì sẽ phải làm đơn trình báo ngay đến cơ quan Công an quận/huyện nơi cư trú gần nhất để được giải quyết nhanh đảm bảo quyền lợi về hình ảnh, uy tín của chính bản thân mình.

Luật sư bào chữa tội mạo danh người khác

  • Xác định tội danh, quyền lợi và trách nhiệm, hình phạt và các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo khi phạm tội mạo danh người khác;
  • Hỗ trợ soạn thảo các văn bản liên quan trong quá trình điều tra, xét xử;
  • Xem xét và đánh giá chứng cứ, mức độ của hành vi phạm tội hoặc mức độ tăng hoặc giảm nhẹ hình phạt;
  • Tư vấn quy định của pháp luật về thời hiệu truy cứu, miễn trách nhiệm hình sự khi thực hiện tội mạo danh người khác;
  • Luật sư tư vấn các nội dung liên quan khác.

>>> Tham khảo thêm về: Dịch vụ luật sư bào chữa 

Tội mạo danh người khác là loại tội phạm diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi. Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin về việc mạo danh cũng như hình thức xử lý hành vi mạo danh người khác theo quy định của pháp luật. Nếu Quý bạn đọc còn thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn luật hình sự của Luật L24H, vui lòng liên hệ qua hotline 1900.633.716 để được luật sư hỗ trợ tư vấn trực tuyến miễn phí.

Scores: 5 (34 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716