Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi lợi dụng tín nhiệm để thực hiện chiếm đoạt tài sản của người khác. Để biết thêm quy định của Bộ luật Hình sự về hành vi này cũng như dịch vụ luật sư bào chữa tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật L24H.
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?
Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bị khởi tố hình sự khi nào?
Mặt khách quan
Mặt khách quan tội phạm bao gồm hành vi và hậu quả.
- Người phạm tội thực hiện một trong các hành vi sau:
- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.
- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
- Hậu quả là người phạm tội chiếm đoạt được tài sản hoặc đã bỏ trốn hoặc không còn khả năng trả lại tài sản.
Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có lỗi cố ý và mục đích.
- Lỗi cố ý ở đây được xác định là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi và mong muốn hậu quả/không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
- Mục đích của hành vi là chiếm đoạt tài sản của người khác. Đây là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Chủ thể
Người thực hiện hành vi phạm tội là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung 2017.
Khách thể
- Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng giống như lừa đảo chiếm đoạt tài sản đều xâm phạm đến quan hệ sở hữu (tài sản) của người khác.
- Trong trường hợp nếu sau khi chiếm đoạt tài sản, người phạm tội có hành vi bị đuổi bắt mà có hành vi chống trả để tẩu thoát, gây chết người hoặc gây thương tích cho người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích (lúc này xâm phạm đến quan hệ nhân thân).
Cơ sở pháp lý: Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?
Xử phạt hành chính
Người có hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác; không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản với giá trị tài sản chiếm đoạt dưới 4.000.000đ sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Cơ sở pháp lý: điểm c, điểm d khoản 1 Điều 15 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
- Người nào có hành vi lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Dùng thủ đoạn xảo quyệt; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
- Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Cơ sở pháp lý: Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Truy cứu trách nhiệm hình sự tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Thủ tục tố cáo hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết?
- Công dân có thể tố cáo hành vi phạm tội tại cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án hoặc các cơ quan chức năng khác.
- Cơ quan điều tra, viện kiểm sát có nghĩa vụ tiếp nhận thông tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý: Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Hồ sơ chuẩn bị
- Đơn tố cáo theo quy định của pháp luật
- Bằng chứng, chứng cứ chứng minh hành vi lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản
Trình tự, thủ tục tố cáo
- Trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì Cơ quan có thẩm quyền phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận. Trường hợp tố giác, báo tin gián tiếp qua bưu điện hoặc phương tiện khác thì ghi vào sổ tiếp nhận
- Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
- Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận đó cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.
Cơ sở pháp lý: Điều 146 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Mẫu đơn tố cáo tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
>>> CLICK TẢI: MẪU ĐƠN TỐ CÁO HÀNH VI LẠM DỤNG CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
Luật sư bào chữa tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
- Xác định cơ quan có thẩm quyền khởi tố tội lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
- Tư vấn khung hình phạt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
- Tham gia giải quyết tranh chấp với tư cách là luật sư bào chữa.
- Kháng cáo án sơ thẩm: Thực hiện soạn thảo đơn kháng cáo cùng các tài liệu chứng cứ.
- Tư vấn, hỗ trợ, cung cấp các giải pháp có lợi nhất cho khách hàng để đảm bảo quyền lợi thân chủ.
>>> Tham khảo thêm về: Dịch vụ luật sư bào chữa
Luật sư bào chữa tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật L24H về tội tố cáo lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tùy theo số tiền chiếm đoạt cũng như các tình tiết tăng nặng mà người phạm tội có thể bị xử phạt hành chính hoặc phạt tù lên tới 20 năm. Để được đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm giải đáp những thắc mắc pháp lý có liên quan, xin vui lòng liên hệ qua hotline 1900633716. Xin cảm ơn.