Tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) khi hành vi cố ý gây thương tích của một người đủ căn cứ cấu thành tội phạm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời Quý vị bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật L24H.

Cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Thế nào là cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng?

  • Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
  • Người có hành vi do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.
  • Cụ thể, người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do hành vi phòng vệ quá mức cần thiết, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với tội phạm quy định tại Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Căn cứ cấu thành tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Khách thể của tội phạm: tội phạm này xâm phạm đến quyền được bảo hộ sức khỏe, tính mạng của người khác. Đồng thời nó cũng xâm phạm quyền phòng vệ chính đáng của con người.

Mặt khách quan của tội phạm: tội phạm thể hiện hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà người đó đang có hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể, lợi ích chính đáng của người phạm tội hoặc của người khác. Hành vi được coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải thỏa mãn 4 dấu hiệu cơ bản sau đây:

  • Hành vi của nạn nhân là hành vi phạm tội hoặc là hành vi nguy hiểm cho xã hội và trực tiếp xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
  • Hành vi xâm hại của nạn nhân phải đang diễn ra, đã bắt đầu nhưng chưa kết thúc.
  • Hậu quả xảy ra là nạn nhân bị thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người. Nạn nhân là người có hành vi xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
  • Hành vi phòng vệ( tấn công trở lại) của người phạm tội là quá mức, không tương xứng với hành vi xâm hại của nạn nhân nên làm cho nạn nhân bị thương hoặc tổn hại đến sức khỏe.

Chủ thể của tội phạm: người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.

Mặt chủ quan của tội phạm: tội phạm thực hiện do lỗi cố ý; động cơ phạm tội là nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

>>> Tham khảo thêm: Giám định thương tật bao nhiêu phần trăm thì bị khởi tố

Hình phạt đối với tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Trong trường hợp phòng vệ chính đáng vượt quá mức cần thiết, thì tùy theo mức độ phạm tội mà có như hình phạt cụ thể.

Theo quy định tại Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng bị xử phạt như sau:

  • Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
  • Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
  • Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Bên cạnh đó, người cố ý gây thương tích do vượt quá phòng vệ chính đáng vẫn là một trong các tình tiết được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm c khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015.

>>> Tham khảo thêm về trường hợp: Cố ý gây thương tích đi tù bao nhiêu năm

Hành vi cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Trình tự, thủ tục tố giác hành vi cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Trình tự, thủ tục tố giác hành vi cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

  • Khi hành vi cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng xảy ra, tùy theo mức độ của thương tật có thể làm đơn trình báo ra cơ quan điều tra công an quận/huyện nơi xảy ra vụ việc.
  • Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, Cơ quan công an trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
  • Trong trường hợp sự việc bị tố giác có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng theo Điều 147 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.
  • Nếu sau thời hạn hai tháng, Cơ quan công an không giải quyết trường hợp bị tố giác hoặc giải quyết không thỏa đáng thì có thể làm đơn khiếu nại gửi Thủ trưởng Cơ quan công an đó để yêu cầu giải quyết để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp.

Bồi thường thiệt hại khi cố ý gây thương tích cho người khác thế nào?

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

Theo quy định về trách nhiệm bồi thường dân sự, thì nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:

  • Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
  • Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
  • Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
  • Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

(căn cứ theo Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015)

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

Theo Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

  • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại liệt kê trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

Theo Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015, thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

  • Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
  • Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
  • Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại nêu trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Luật sư bào chữa vụ án cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

  • Tư vấn, về xác định tội danh, cấu thành tội phạm của tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
  • Hướng dẫn yêu cầu giám định lại thương tật theo quy định của pháp luật
  • Hỗ trợ về các tình tiết tăng nặng định khung, các tình tiết giảm nhẹ của tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
  • Hỗ trợ trong việc thu thập hồ sơ tài liệu căn cứ ngoại phạm hoặc các tài liệu khác để được xem xét áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Đảm bảo quá trình tố tụng được thực hiện công bằng, đúng pháp luật.
  • Sao chụp tài liệu tại Tòa án, thực hiện nghiên cứu hồ sơ, soạn thảo bản luận cứ bào chữa tại Tòa án.
  • Tham gia các buổi hỏi cung bị can, bị cáo, tư vấn khắc phục hậu quả.
  • Soạn thảo đơn từ liên quan (đơn khởi kiện, đơn kháng cáo, đơn khiếu nại,..)
  • Tham gia bào chữa cùng thân chủ tại các buổi lấy lời khai tại cơ quan điều tra, tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm, phúc thẩm tại Tòa án.

>>> Tham khảo thêm về dịch vụ: Luật sư bào chữa

Bào chữa vụ án cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Luật sư bào chữa vụ án cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Khi cố ý gây thương tích vì phòng vệ chính đáng nhưng lại vượt quá mức độ phòng vệ cho phép thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời cũng sẽ chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự. Liên hệ đội ngũ tư vấn luật tại văn phòng luật L24H qua hotline 1900633716 để được cung tư vấn pháp luật hình sự hoặc khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư hình sự. Xin cảm ơn!

Scores: 4.7 (29 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,826 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716