Khung hình phạt tội buôn lậu xăng dầu theo bộ luật hình sự mới nhất

Khung hình phạt Tội buôn lậu xăng dầu được quy định như khung hình phạt của Tội buôn lậu trong Bộ luật hình sự 2015. Buôn lậu là việc vận chuyển hàng hóa ra vào biên giới nhưng không khai báo với các cơ quan hải quan. Bài viết sau đây sẽ Luật L24H cung cấp cụ thể hơn về yếu tố cấu thành tội, khung hình phạt của Tội buôn lậu xăng dầu danh cho cá nhân, pháp nhân tổ chức, hướng bào chữa xin giảm nhẹ tội.

Buôn lậu xăng dầu

Buôn lậu xăng dầu

Thế nào là buôn lậu xăng dầu?

Buôn lậu xăng dầu là hành vi buôn bán xăng dầu qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái với quy định của pháp luật.

(Khoản 1 Điều 188 Bộ luật hình sự 2015)

Cấu thành tội buôn lậu xăng dầu theo bộ luật hình sự

Cấu thành tội buôn lậu xăng dầu

Yếu tố cấu thành tội buôn lậu xăng dầu

Khách thể

Xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của nhà nước

Chủ thể

  • Chủ thể thường: Người đủ 18 tuổi, có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ
  • Chủ thể đặc biệt: Người chưa thành niên (người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi), người có thẩm quyền, …
  • Pháp nhân thương mại

(Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017)

Mặt khách quan

  • Hành vi: buôn bán xăng dầu qua biên giới hoặc khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái với quy định của pháp luật
  • Hậu quả: Hậu quả không là dấu hiệu định tội trong trường hợp buôn lậu xăng dầu
  • Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Hành vi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả

(Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017)

Mặt chủ quan

Lỗi: là dấu hiệu bắt buộc trong việc định tội danh.

Khung hình phạt tội buôn lậu xăng dầu

Đối với cá nhân

Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật xăng dầu trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

  • Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
  • Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
  • Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Đối với pháp nhân thương mại

  • Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với xăng dầu trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; xăng dầu trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng
  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng
  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm
  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
  • Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

(Điểm a  Khoản 1; a-d, e-i Khoản 2; Khoản 3; Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6 Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017)

Xử phạt hành chính hành vi buôn lậu

Đối với hành vi vận chuyển, mua bán, trao đổi xăng dầu qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái quy định của pháp luật, mức phạt tiền như sau:

  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp trị giá xăng dầu vi phạm dưới 10.000.000 đồng
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp trị giá xăng dầu vi phạm từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp trị giá xăng dầu vi phạm từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp trị giá xăng dầu vi phạm từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng
  • Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp trị giá xăng dầu vi phạm từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng

Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này trong trường hợp trị giá xăng dầu vi phạm từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hình thức xử phạt bổ sung:

  • Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này
  • Tịch thu phương tiện được sử dụng để vận chuyển xăng dầu qua biên giới trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên.

(Điều 31 Nghị định 99/2020/NĐ-CP)

Luật sư tư vấn, bào chữa về tội buôn lậu

Luật sư tư vấn, bào chữa về tội buôn lậu

Luật sư tư vấn, bào chữa về tội buôn lậu

  • Tư vấn về khung hình phạt của tội buôn lậu
  • Tư vấn về các thủ tục xin miễn, giảm hình phạt
  • Tư vấn về thủ tục giao nộp chứng cứ
  • Bào chữa giảm nhẹ tội
  • Tư vấn về tự thú, đầu thú
  • Tư vấn về các thủ tục hải quan

Nếu quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc gì về xác định tội danh, khung hình phạt tội buôn lậu và các vấn đền liên quan, hoặc muốn thuê dịch vụ luật sư tư vấn, bào chữa Luật L24H vui lòng gọi về số Hotlien 1900.633.716  để được luật sư chuyên hình sự hỗ trợ tư vấn giải đáp. Xin cảm ơn.

Scores: 4.9 (13 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716